Hồi 1: Chén rượu kết giao vui đạm bạc – Chiếc thoa làm lễ định lương duyên

Chén rượu kết giao vui đạm bạc - Chiếc thoa làm lễ định lương duyên

Chúc mừng năm mới, năm mới đại cát!.

Hôm ấy là ngày mồng một Tết năm Thiến Bảo thứ bảy nhà Đại Đường.

Ở một sơn thôn cách Trường An sáu mươi dặm có một gia đình, chủ nhân họ Sử, tên Dật Như, thi đỗ Tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ hai mươi hai, nhưng không muốn làm quan trong triều, nên chưa đến tuổi trung niên đã về quê ở ẩn, người làng tôn trọng y là một bậc quân tử có học thức, vừa sáng ra đã tới chúc Tết y.

Sử Dật Như theo tục lệ chúc Tết người làng một lượt, đưa khách về xong, lại lắc lắc đầu chép miệng khẽ than :

– Thế đạo thế này, có gì mà mừng?.- U oa, u oa, trong hà vang ra tiếng trẻ khóc, hòa lẫn vào tiếng pháo bộc can tạch tạch đùng đùng (Theo phong tục người thời Đường ngày đầu năm lấy tre tươi đốt cho nổ, gọi là bộc can, khác với loại bộc trượng về sau. Bài thơ Tảo xuân của Lai Hộc có câu :

– Vừa xem lịch mới được vài trang, sân nhỏ còn vun tro bộc can, tức là vịnh chuyện ấy).

Sử Dật Như trên mặt thoáng nét tươi cười, nghĩ thầm :

– Nếu nói có chuyện mừng, thì chính là bắt đầu từ hôm nay có thêm một đứa nhỏ, trong nhà có thể náo nhiệt hơn một chút.

Y sai đứa thư đồng đang đốt bộc can trước thềm :

– Những lễ vật ngươi thu nhận, lấy ra cho ta bốn hộp bánh trái mang tới nhà Đoàn đại gia, mời y qua uống vài chén rượu, trong lòng hơi thắc mắc :

– Mồng một hàng năm người tới chúc Tết sớm nhất là y, sao năm nay lại tới muộn thế này?.

Đứa thư đồng dạ một tiếng, nhưng lại chợt cười nói :

– Lão gia, không cần đi mời nữa, người xem, không phải là Đoàn đại gia đã tới kia rồi sao?.

Chỉ nghe có người cao giọng ngâm :

– Phong cảnh tháng ngày không chịu đợi, ruộng dâu bể biếc thoắt đổi dời. Nhà ngọc thềm son ngày trước đâu, đến nay chỉ thấy cỏ xanh bãi. Vắng vẻ tịch mịch Sử quân tử, năm dài sách vở không rời tay. May có cố nhân còn gặp gỡ, gà vàng rượu trắng cùng nhau say.

Sử Dật Như hô hô cười nói :

– Bài thơ của Lư Chiếu Lân bị sửa thành một bài thơ tức cảnh rồi. Đoàn huynh, gà vàng rượu trắng đã chuẩn bị sẵn, chờ huynh cùng say một bữa, sao bây giờ mới tới?.

Người mà Sử Dật Như gọi là :

– Đoàn huynh tên Đoàn Khuê Chương, là một người trung niên hơn bốn mươi tuổi, tướng mạo vạm vỡ, ăn mặc theo lối võ sư, Sử Dật Như lại là một thư sinh ôn nhu văn nhã, từ tướng mạo mà nhìn thì hai người tựa hồ không thể thân thiết như thế, nhưng thật ra hai người lại là bạn thân sớm tối qua lại với nhau, nguyên Đoàn Khuê Chương không những tinh thông võ nghệ mà còn có biệt tài về thơ văn. Y vốn là người nơi khác, dời nhà tới đây ở chưa đầy mười năm, Sử Dật Như cũng chưa biết rõ lai lịch của y, chỉ là kính trọng y lòng dạ ngay thẳng, văn võ toàn tài, hai người ý khí hợp nhau, bên thành tri kỷ.

Đoàn Khuê Chương nghe Sử Dật Như có ý trách móc như thế, bèn cười nói :

– Sử huynh, hôm nay tiểu đệ tới muộn, là có lý do. Sử Dật Như hỏi :

– Vì chuyện gì vậy?. Đoàn Khuê Chương mặt mày rạng rỡ nói :

– Tối qua tiện nội có thêm một đứa nhỏ. Sử Dật Như cả mừng nói :

– Ha ha! Đây đúng là không lẻ thì có đôi, con huynh là trai hay gái thế?

Đoàn Khuê Chương nói :

– Là một thằng tiểu tử thối tha, à mà huynh hỏi như thế, chắc là tẩu phu nhân cũng mới sinh phải không?. Sử Dật Như nói :

– Ta thì sinh được một con nhóc vô dụng. Đoàn Khuê Chương cười lớn nói :

– Hô hô, là một cô nương, vậy thì đệ phải chúc mừng huynh gấp đôi. Sử Dật Như hơi kinh ngạc, không hiểu ý y. Đoàn Khuê Chương cười nói :

– Chắc Sử huynh đã nghe chuyện trong Trường An gần đây rồi chứ? Hoàng thượng cướp Dương Thái Chân – là vợ của Thọ vương Lý Mạo rồi phong làm Qúy phi, đó là chuyện năm Thiên Bảo thứ tư. Dương Qúy phi rất được sủng ái, đến nay không đầy ba năm, ba người chị của nàng đều được phong là Phu nhân, tháng trước tin tức trong kinh đồn ra, ngay anh họ của nàng là Dương Quốc Trung cũng được làm Tể tướng, đúng là một nhà phú quý, không ai sánh được. Vì thế phong khí trong kinh thay đổi hẳn, vừa nghe có ai sinh con gái là thân thích bạn bè tranh nhau chúc mừng, ai cũng nói thế đạo hiện nay là không trọng sinh trai, trọng sinh gái. Ngô huynh sinh được một tiểu thư, há không phải đáng chúc mừng hai lần sao?.

Sử Dật Như không vui, nói :

– Nếu ta muốn cầu công danh phú quý, thì mười năm nay đã không cam tâm ẩn dật ở thôn quê, ta là vì không quen nhìn tiểu nhân nắm quyền, gian tà đầy triều nên mới bỏ cái mũ sa đen, chẳng lẽ ta lại học theo lối của bọn tiểu nhân hèn hạ vô sỉ như Dương Quốc Trung à?.

Đoàn Khuê Chương vội nói :

– Chúng ta kết giao mười năm, lẽ nào tiểu đệ lại không biết Sử huynh là người ra sao? Câu ấy chẳng qua chỉ là nói đùa cho vui thôi, rồi lại thở dài nói :

– Chúng ta đem phong khí kinh đô ra làm chuyện cười, chứ thật ra chuyện ấy đủ cho những kẻ có lòng hiện nay phải khóc đấy! Phong khí ngày càng tệ, việc nước ngày càng suy, sắp tới thật không biết sẽ ra thế nào nữa!.

Sử Dật Như cũng thở dài nói :

– Truyện cười mà, thật càng lúc càng chẳng ra sao! Nào nào, chúng ta cứ say khướt một phen, mặc chuyện đời sẽ ra thế nào!.

Hai người đối ẩm được vài chén, Sử Dật Như trong lòng ngứa ngáy, cầm cái như ý gõ vào mâm hát :

– Sầm phu tử, Đan Khâu sinh, rượu sắp thuốc, ly đừng dừng. Cùng huynh ca một khúc, xin huynh vì ta nghe tới cùng:

Chuông trống thức ngon không đáng quý, chỉ mong say khướt không cần tỉnh. Hô hô, chỉ mong say khướt không cần tỉnh.

Bài Tương tiến tửu ấy của Lý Thái Bạnh thật rất đúng ý ta, thi nhân trên đời hiện nay ta chỉ khâm phục có y và Lão Đỗ thôi, nghe nói y hiện đang ở Trường An, tiếc là thường bị hoàng đế giữ lại trong cung, nếu không quả thật ta cũng muốn tới Trường An gặp y một lần.

Đoàn Khuê Chương như bị động chạm, chợt lại cười nói :

– Sử huynh, ta nói huynh có thêm một tiểu thư, thật đáng chúc mừng gấp đôi, cũng không phải là nói đùa đâu. Ngươi khâm phục Lão Đỗ không phải là vì bài thơ Binh xa hành sao. Bài thơ ấy làm xong là giá giấy ở Lạc Dương tăng vọt, trong đó có mấy câu thế này:

Mới biết sinh trai dở, chẳng bằng sinh gái tốt. Sinh gái còn gả cho láng giềng, sinh trai cỏ nội vùi xương cốt. Hiện nay nước nhà chinh chiến liên miên, vả lại dấu hiệu loạn lạc dường như đã hiện rõ ra rồi, sinh được một thằng tiểu tử thối tha quả thật không bằng sinh được một đứa con gái đâu.

Sử Dật Như uống cạn một chén rượu đầy, dằn mạnh chén một cái, nói:

– Chuyện đàn bà con gái, chúng ta có quản được bao nhiêu? Đúng là câu thơ của Đỗ Phủ mà huynh mới đọc lại khiến ta nghĩ tới một chuyện. Đoàn Khuê Chương hỏi :

– Chuyện gì?. Sử Dật Như nói :

– Sinh gái còn gả cho láng giềng, chúng ta tuy không phải là láng giềng nhưng cũng là cùng thôn, chẳng lẽ lại vừa khéo như thế, hai đứa nhỏ đều sinh đúng ngày ba mươi Tết, chúng ta cứ kết duyên Tần Tấn, ý huynh thế nào?.

Đoàn Khuê Chương cả mừng nói :

– Ta vừa nghe nói tẩu phu nhân sinh được một tiểu thư là đã sớm có ý ấy, chỉ là không dám mở miệng, chúng ta là bạn tâm giao, nay lại làm thông gia với nhau, đúng là không gì tốt hơn. Vừa khéo ta có mang theo một chiếc thoa ngọc, thôi thì lấy đó làm sính lễ vậy. Sử Dật Như vừa nhìn thấy chiếc thoa ngọc, bất giác sửng sốt. Chỉ thấy chiếc thoa ngọc ấy lóng lánh tươi nhuận, chính là loại ngọc Hòa Điền hạng nhất, phía trên đầu khảm một hạt minh châu, đẹp rực rỡ, xem ra quả thật giá trị không nhỏ. Sử Dật Như không kìm được nghĩ thầm :

– Y làm sao có được vật báu vô giá như thế?. Nên biết Đoàn Khuê Chương từ khi tới ở thôn ấy, sinh sống bằng việc dạy võ cho một số thiếu niên trong thôn, nhà rất nghèo, mỗi khi gặp chuyện khó khăn Sử Dật Như còn thường phải giúp đỡ y, bây giờ lại thấy y lấy chiếc thoa ngọc ra làm sính lễ, cảm thấy rất kỳ lạ. Có điều Sử Dật Như hiểu rõ Đoàn Khuê Chương là người hào hiệp, quang minh chính trực, nên tuy cảm thấy rất kỳ lạ nhưng không hề nghi ngờ chiếc thoa ngọc ấy của Đoàn Khuê Chương là có lai lịch bất minh.

Đoàn Khuê Chương như cũng biết ý, không đợi Sử Dật Như hỏi, lập tức nói ngay :

– Ông cố ta vào năm Trình Quan từng theo Đại tướng quân Lý Tĩnh viễn chinh Đột Quyết, tới Hòa Điền lấy được một cặp thoa ngọc, về sau luận công xét thưởng, lại được Thái tông hoàng đế thưởng cho hai viên minh châu Nam Hải, người bèn tìm thợ khéo khảm minh châu lên thoa, giữ lại làm vật báu gia truyền, nên tiểu đệ bất kể gia đạo khó khăn thế nào cũng không nỡ bán cặp thoa ngọc này.

Sử Dật Như nới :

– Té ra Đoàn huynh là dòng dõi nhà tướng, thảo nào mà mười tám ban võ nghệ đều tinh thông. Không còn nghi ngờ gì về lai lịch của chiếc thoa ngọc nữa, nhưng trong lòng Sử Dật Như lại dấy lên một mối ngờ vực:

thân thuộc dòng dõi nhà tướng, là điều vinh dự, mà tại sao trước nay Đoàn Khuê Chương không hề nói tới?

Đoàn Khuê Chương uống một chén rượu, nói tiếp :

– Tiểu đệ trong nhà không có vật gì đáng giá, chỉ có chiếc thoa ngọc này là vật quý, nên trước nay lúc nào cũng mang theo bên người. Cặp thoa ngọc này, một chiếc chạm rồng, một chiếc chạm phụng, gọi là Long Phụng bảo thoa, bây giờ ta đưa chiếc Phụng thoa này cho lệnh ái làm sính lễ.

Sử Dật Như nói :

– Ngô huynh đem vật báu gia truyền làm sính lễ, trịnh trọng như thế, tiểu đệ vô cùng cảm kích. Y vốn không dám nhận, nhưng nghĩ tới con gái về sau gả về cho con trai Đoàn Khuê Chương, chiếc thoa ngọc này vẫn là vật của nhà y, nên cũng không từ chối nữa.

Y đón lấy chiếc thoa ngọc nhìn qua một lượt, chỉ thấy trên chiếc thoa dài năm tấc quả nhiên cỏ chạm hình một con chim phụng xòe cánh bay cao, khéo léo tinh tế, thần thái sinh động, dáng vẻ giống như núp trong chiếc thoa ngọc, và như muốn bay ra. Có điều vì chiếc thoa ngọc này chỉ có năm tấc ( tấc =, cm), con phụng chạm ở giữa, phải nhìn kỹ mới có thể thấy rõ.

Sử Dật Như tấm tắc khen ngợi, Đoàn Khuê Chương nói :

– Còn chiếc chạm rồng này, cũng mời ngô huynh thưởng lãm. Dật Như nhìn tới chiếc Long thoa, kiểu dáng cũng giống chiếc Phụng thoa, trên cũng có khảm một viên minh châu, chỉ khác là trên chạm một con rồng vàng nhe nanh múa vuốt, chạm trổ cũng rất tinh xảo.

Đoàn Khuê Chương nói :

– Hiện nay kẻ gian trị nước, mối loạn đang sinh, tương lai thế đạo ra sao, không ai dám nói trước Tiểu đệ đem chia tách Long Phụng bảo thoa, lấy chiếc Phụng thoa làm sính lễ, là còn có ý…. Nói tới đó thì hơi ngần ngừ, dường như có điều gì e ngại, Sử Dật Như nói :

– Còn có ý gì, xin được thỉnh giáo. Chúng ta đã là thông gia, còn có chuyện gì không nói ra được chứ?.

Đoàn Khuê Chương nói :

– Huynh là bậc đạt nhân, vào ngày đầu năm ắt không kiêng kỵ, tiểu đệ nói ra lời không may. Ta nghĩ tương lai hai nhà chúng ta nếu vì loạn lạc chia lìa, thì đôi vợ chồng chưa cưới chứng nó cũng có thể mỗi đứa giữ một chiếc thoa xem như là vật làm tin.

Sử Dật Như hô hô cười rộ nói :

– Huynh cũng lo xa quá!, lòng nghĩ thầm :

– Hai nhà chúng ta ở cùng một thôn, cho dù gặp lúc loạn lạc mất mùa, cũng nhất định phải cùng chia hoạn nạn, làm sao mà chia lìa được. Nhưng thấy Đoàn Khuê Chương nói rất trịnh trọng, trong lòng bất giác cảm thấy có điềm chẳng lành bên cố gắng nói cười vui vẻ, xua đi không khí nặng nề. Vừa nói chuyện vừa đưa trả chiếc Long thoa cho Đoàn Khuê Chương, còn chiếc Phụng thoa thì nâng niu cất giữ.

Đoàn Khuê Chương nói :

– Tiểu nhi còn chưa đặt tên, huynh học rộng tài cao, xin đặt giúp cho một cái tên được không?.

Sử Dật Như cười nói :

– Con gái của ta cũng chưa có tên. Ngoài cửa hoa tuyết như lông ngỗng đang tơi xuống, mấy gốc lạp mai trong sân đang nở rộ trong tuyết, Sử Dật Như uống cạn một chén đầy, ngẩng lên cười nói :

– Ta rất thích hoa mai khinh tuyết ngạo tuyết, con gái ta cứ dặt tên là Nhược Mai vậy. Ngừng lại một chút lại nói tiếp :

– Cho dù khinh tuyết ngạo tuyết cũng chưa đủ. Thế sự hiện nay, gian tà đầy đường, trang nam nhi phải có khả năng lên ngựa múa gươm, xuống ngựa múa bút mới phải. Được, ta có ý này, bạo gan thay huynh đặt tên cho hiền lang, gọi là Khắc Tà thì thế nào?.

Đoàn Khuê Chương vỗ tay cười nói :

– Hay, hay lắm! Đoàn Khắc Tà, Sử Nhược Mai, hai cái tên ấy gói ghém tiết tháo và mong muốn của chúng ta. Chỉ mong sau này chúng nó khôn lớn thành người, đừng quên kỳ vọng của cha mẹ vào chứng nó.

Đúng lúc hai người đang nói cười thắm thiết, chợt nghe thấy tiếng tù và tu tu, tiếng la thét hòa với tiếng trẻ con kêu khóc. Sử Dật Như kinh ngạc nói :

– Ngoài kia có chuyện gì vậy, chẳng lẽ là nha lại xuống bắt phu, trưng thu lương thực sao? Chúng ta ra xem đi.

Nhà họ Sử cách đường không quá mươi bước, hai người ra tới cổng lớn, ngước mắt nhìn ra, chỉ thấy bụi bay mù mịt, một toán quan quân từ đầu thôn phóng mau tới, giáp trụ sáng loáng, người mạnh ngựa khỏe, người cưỡi ngựa đi đầu vung một lá cờ to, thêu một chữ :

– An bằng kim tuyến lớn, bay phần phật trước gió. Tiếp theo là hai kỵ mã, mỗi người cũng cầm một lá cờ to, trên thêu quan hàm, một lá đề :

– Bình Lô Tiết độ sứ, một lá đề :

– Bình Dương Tiết độ sứ. Tiết độ sứ là quan trấn thủ một phương của nhà Đường, trong phạm vi địa phương mà y cai quản thì việc quân việc dân đều do một tay y nắm giữ, cũng như một vương quốc nhỏ, uy phong không ai sánh được. Một người mà kiêm làm Tiết độ sứ tới hai nơi, lại càng là chuyện trước nay chưa từng có.

Sử Dật Như sửng sốt, nghĩ thầm :

– Té ra là An lộc Sơn!. Cái tên An Lộc Sơn thì người đương thời không ai không biết, nhưng Sử Dật Như là lần đầu thấy mặt, chỉ thấy y là một gã to béo như con heo mập, mặc áo giáp đính ghim vàng, khệnh khạng ra vẻ, oai phong lẫm liệt ngồi trên một con ngựa cao lớn, giữa đám quân sĩ tiền hô hậu ủng vung roi quát :

– Quân đâu, mặc kệ bọn khỉ gió trên đường, đạp chết thì thôi, phóng ngựa cho nhanh, hôm nay chúng ta phải tới Trường An để chúc Tết Qúy phi.

Nguyên là năm trước An Lộc Sơn tới Trường An, ra sức lấy lòng Dương Qúy phi, mặc dù y lớn tuổi hơn Dương Qúy phi rất nhiều, nhưng lại được Dương Qúy phi nhận làm con nuôi. Y được nếm mùi ngon ngọt, nên năm nay lại tới chúc Tết Dương Qúy phi, y một mình kiêm chức :

– Tiết độ sứ hai trấn Bình Lô, Phạm Dương còn chưa thoa? mãn, lại muốn luồn lọt cửa Dương Qúy phi để được kiêm chức Tiết độ sứ Hà Đông! Y sốt ruột cầu cạnh, nên dọc đường cứ thúc hối xe ngựa đi mau.

Ngày mùng một Tết, nhà nông đều mặc sức vui chơi, những người nhàn rỗi tụ họp ở đầu làng cuối thôn rất đông, nhất là bọn trẻ con, giống như bầy khỉ sút chuồng, nô đùa khắp nơi, lúc ấy lại có một bọn trẻ trên dư mười tuổi đang đánh đáo trên đường.

Đoàn tùy tùng của An Lộc Sơn rầm rập phóng tới, vung roi ngựa đốp đốp chát chát đánh bửa ra, bọn người nhàn rỗi cạnh đường cũng có vài kẻ bị đánh trúng, hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, đâu còn ai dám xông ra đường che chở cho bọn trẻ con.

Đám trẻ con hoảng sợ kêu cha gọi mẹ, dồn thành một đám hỗn loạn, những đứa can đảm lanh lợi vội vàng bỏ chạy, nhưng có ba đứa nhỏ tuổi nhất, có lẽ vì sợ quá nên nhũn người ra, bò lê bò càng trên đường, vẫn chưa bò ra khỏi đường, rõ chắc sẽ bị thương dưới vó ngựa của đoàn thiết ky!

Đột nhiên bóng người chớp lên băng ngang qua đường, nhanh như ưng cắt, chỉ thấy hai tay y quờ một cái túm lấy hai đứa nhỏ ở giữa đường vung tay ném ra xa, nói thì chậm chứ lúc ấy rất mau, con ngựa đi đầu đã phóng tới, trên đường vẫn còn một đứa nhỏ, người ấy vừa bế nó lên thì con ngựa cao to chỉ còn cách y ba thước, chỉ nghe :

– roát một tiếng, kỵ sĩ trên ngựa vung roi đập xuống, con chiến mã bị y cản đường đứng thẳng trên hai nhân sau, hai cái móng sắt vó trước bổ xuống người y.

Đúng vào chớp mắt cực kỳ nguy hiểm ấy, chỉ thấy y ôm đứa nhỏ điểm mũi chân xuống đất chênh chếch bay ra, chiếc roi da rát một tiếng lướt qua đánh rách một mảnh trên vạt áo y nhưng không đánh trúng đứa nhỏ, con chiến mã hai vó bổ xuống đúng vào chỗ y vừa đứng, sự việc diễn ra chỉ trong một cái chớp mắt!

Sử Dật Như ngỡ rằng người ấy là Đoàn Khuê Chương, sau mới nhìn kỹ lại, thì ra là một thiếu niên nhà quê, mặc một chiếc áo bông màu xám, không ngờ thân thủ lại mau lẹ như thế! Trong nháy mắt đoàn thiết ky đã phóng qua, thiếu niên kia buông đứa nhỏ xuống, nói :
– Bọn nhỏ bị hoảng sợ, xin vị thúc bá này đưa chúng về nhà giúp.

Người nhà của ba đứa nhỏ kia vừa khéo cũng có mặt ở đó, vội vàng chạy tới nhìn, chỉ thấy bên ven đường có một đống rơm, hai đứa nhỏ lồm cồm bò ra, nức nở gọi :

– Mẹ Ơi, mẹ Ơi!, chính là hai đứa nhỏ y vừa ném ra, rơi xuống giữa đống rơm, tuy bị hoảng sợ nhưng không hề bị thương.

Mọi người vội vàng xúm lại xem xét hai đứa nhỏ, trong tiếng kêu la ầm ĩ, thiếu niên nhà quê kia đã lặng lẽ bỏ đi,đến khi người nhà của bọn trẻ sực nhớ ra, định cảm tạ ân nhân, thì đã không còn thấy thiếu niên nhà quê ấy đâu nữa…

Sử Dật Như trú ngụ Ở thôn này mười mấy năm, người trong thôn y đều biết mặt, mới rồi trong lúc căng thẳng không kịp nhận mặt, lúc này nhớ lại diện mạo của thiếu niên kia, mới phát giác ra y không phải là người trong thôn, Sử Dật Như vô cùng kinh ngạc, hỏi :

– Đoàn huynh, huynh có biết người ấy không?. Y e là mình nhìn không rõ, nên lại hỏi Đoàn Khuê Chương lần nữa, nhưng không nghe trả lời, chợt phát hiện ra Đoàn Khuê Chương đã không còn đứng bên cạnh!

Sử Dật Như giật nảy mình, lúc đưa mắt nhìn ra, chỉ thấy Đoàn Khuê Chương đang đi mau về phía trước, bẻ cái cổ áo da dê lên trùm đầu, dường như sợ gió lạnh, lộ ra vẻ co ro cóm róm. Nhà họ Sử chỉ cách đường mươi bước, lúc ấy y đã đi tới dưới một gốc cây ngoài hiên nhà.

Sử Dật Như vốn định lớn tiếng gọi y, chợt nghĩ lại, nảy ý nghi ngờ :

– Đoàn đại ca lúc bình thời hay trượng nghĩa phù nguy, hoàn toàn không phải là một kẻ hèn nhát, mới rồi mấy đứa nhỏ suýt nữa bị ngựa xéo bị thương, với bản lĩnh của y thì cũng có thể cứu, nhưng y lại không ra cứu, đó đã là một chuyện lạ, bây giờ lại rón rén bỏ đi, cũng không nói với mình câu nào, tại sao lại thế? Thêm nữa, y là người luyện võ lẽ ra không sợ lạnh như thế, sao lại bẻ cổ áo lên trùm đầu lộ ra dáng vẻ co ro cóm róm như vậy? Chẳng lẽ y sợ người ngoài nhận ra y sao?. Sử Dật Như là người đọc sách, tâm tư tinh tế, vừa nảy ý nghi ngờ liền lập tức không gọi y nữa, cũng vội vội vàng vàng trở vào nhà.

Đoàn Khuê Chương đã bước vào tới nhà họ Sử, đợi Sử Dật Như bước vào, y lập tức đóng chặt cổng lớn, hạ giọng hỏi :

– Quan quân đi qua hết rồi chứ?. Sử Dật Như nói :

– Qua hết rồi. Đại ca, huynh….

Đoàn Khuê Chương nói :

– Vào trong hãy nói, để đề phòng trên vách có tai, tiết lộ phong thanh.

Sử Dật Như vô cùng nghi ngờ, hai người cùng nhau bước vào sảnh đường, Đoàn Khuê Chương còn hết sức cẩn thận đóng cửa phòng lại.

Sử Dật Như không nhịn được hỏi :

– Đoàn huynh, chẳng lẽ trước đây huynh đã làm chuyện gì phạm pháp sao?.

Đoàn Khuê Chương cười gượng một tiếng, rót đầy một chén rượu, uống một hơi cạn sạch, khẽ nói :

– Chắc đại ca nghi ta phạm vào vương pháp phải không? Ta chưa từng phạm pháp, chỉ là từng xúc phạm một gã thiếu niên vô lại.

Sử Dật Như càng thêm kinh ngạc, nói :

– Đại ca, huynh không phải là một kẻ nhát gan, cho dù từng xúc phạm một gã thiếu niên vô lại, thì huynh võ nghệ như vậy, cũng có gì phải sợ chứ?. Đoàn Khuê Chương nói :

– Nói ra dài lắm. Huynh nói gã thiếu niên vô lại ấy là ai nào? Chính là vị Tiết độ sứ Bình Lô kiêm Tiết độ sứ Phạm Dương mà huynh vừa nhìn thấy đấy.

Sử Dật Như kêu lên thất thanh :

– Hả, An Lộc Sơn à?.

Đoàn Khuê Chương nói :

– Trong bấy nhiêu năm ta chưa từng nói với huynh về lai lịch của ta, bây giờ thì có thể nói rồi. Ta vốn là người U Châu, dời tới quý thôn chính là để tránh xa gã An Lộc Sơn ấy.

Đoàn Khuê Chương lại uống một chén rượu rồi nói tiếp :

– Tiên tổ ta lập nhiều quân công, làm tới chức Binh mã sứ U Châu, tính ra cũng là một chức võ quan không vừa. Tiên phụ bất hạnh mất sớm, ta kế thừa di ấm tổ phụ, không biết trời cao đất dày, kết giao với một bọn thiếu niên nhàn rỗi lêu lổng, thường ngày chuyên quản chuyện không đâu trong làng xóm, dẹp nỗi bất bình, tự cho là mình trượng nghĩa. Thật ra trong bọn thiếu niên ấy có quá nửa là kẻ vô lại, vì muốn kiếm rượu thịt nên kết giao với ta mà thôi. Trong đó có một gã, chính là An Lộc Sơn, mà lúc ấy thì y còn chưa mang họ An.

Đoàn Khuê Chương ngừng lại một lúc rồi nói tiếp :

– An Lộc Sơn là người Hồ ở Tây Vực, vốn họ Khang, mẹ là người Đột Quyết, về sau tái giá với tướng Hồ, An Diên Yển, y mới đổi mang họ An. Sử Dật Như cười nói :

– Bất kể y vốn họ gì, nhưng mọi người hiện đều biết y là An Lộc Sơn, thì cứ gọi y là An Lộc Sơn thôi. Về sau giữa huynh với An Lộc Sơn phát sinh chuyện gì vậy?.

Đoàn Khuê Chương nói :

– An Lộc Sơn thông hiểu ngôn ngữ Lục phiên, lúc ấy làm Hỗ thị lang ở U Châu. Ở U Châu người Hán người Hồ xen lẫn, Hỗ thị lang là một chức quan nhỏ chuyên trách quản lý thương vụ của người Hán người Hồ ở chợ, gặp lúc đôi bên ngôn ngữ bất thông thì kiêm luôn việc phiên dịch. Y thường nhân đó trục lợi, lừa dối các thương nhân lương thiện, nhưng bề ngoài thì tỏ vẻ phóng khoáng, thích kết giao với các hảo hán. Ta thấy y biết vài đường quyền bổng, lại thông hiểu ngôn ngữ Lục phiên, nhất thời không xem xét, cho rằng y là một nhân tài, bèn kết bạn với y.- Dần dần ta phát giác ra hành vi của y không chính cương, cũng từng khuyên nhủ y, y bề ngoài nghe theo nhưng bên trong thì làm trái lại, thay vốn thêm lời, có lần y ngụy tạo giấy nợ, sách nhiễu một thương nhân, bắt ép họ đưa con gái cho y trừ nợ, ta biết được chuyện ấy, trong lúc nóng giận đánh y một trận no đòn, từ đó tuyệt giao. An Lộc Sơn giữa chợ đông người bị ta mắng cho một chặp, đánh cho một trận, không còn mặt mũi nào tới đó nữa, hôm sau mất tăm luôn, không biết đi đâu.- Qua vài năm, chợt nghe nói y làm tới chức Binh mã sứ quân Bình Lô, thì ra y được cha dượng tiến cử, vào làm Tróc sinh tướng dưới trướng U Châu Tiết độ sứ Trương Hữu Khuê. Quân ở biên cương trọng dụng tướng Hồ, y lại giỏi luồn lọt, lại thêm cũng vài phen lập được công lao, nên được thăng chức rất mau, sau khi làm Binh mã sứ, không đầy hai năm lại được thăng làm Phó Tiết độ sứ Bình Lô, rồi dẫn quân về đóng ở U Châu.- Lúc ấy một chút của cải tiên tổ để lại ta đã vung phí hết sạch, thất thểu bơ vơ, bọn bạn bè ngày trước cũng tan đi hết. Ta biết An Lộc Sơn là một kẻ tiểu nhân báo thù từ một cái lườm một cái nguýt.

Sau khi y làm quan to, những chuyện tác oai tác phúc của hắn ta cũng đã nghe không ít. Đoán chắc là sau khi y trở về U Châu nhất định không bỏ qua ta, mà ta đối với cố hương cũng đã không còn gì để lưu luyến, nên lập tức xa lìa đất cũ, phiêu bạt vài năm, mới tới ở nơi này, không ngờ hôm nay lại gặp y ở đây. Sử huynh, chỉ e hôm nay đã là ngày chúng ta chia tay rồi.

Sử Dật Như nói :

– Ta cứ cho rằng huynh đã gây ra họa lớn tày trời gì, thì ra chỉ là lúc trẻ từng đánh một gã vô lại mà thôi. Chuyện đã lâu năm, An Lộc Sơn cũng chưa chắc còn nhớ đâu.

Đoàn Khuê Chương nói :

– An lộc Sơn coi chuyện ấy là mối sỉ nhục lớn nhất trong đời, e đến chết vẫn còn chưa quên, nếu ta không chạy, nhất định sẽ gặp mối họa lớn, ta chết không đáng tiếc, chỉ là sợ liên lụy tới vợ con bè bạn. An lộc Sơn hiện nay khí thế ngất trời, hôm nay chẳng phải huynh cũng đã chính mắt nhìn thấy y thị uy sao?.

Sự tàn bạo vô đạo của An Lộc Sơn thì Sử Dật Như hoàn toàn không phải không biết, nhưng y không nghĩ sự tình lại nghiêm trọng tới mức như thế, y kết giao với Đoàn Khuê Chương nhiều năm, quả thật không thể xa nhau một ngày, vì thế nên khuyên giải :

– Hôm nay ở ven đường có rất đông người, An Lộc Sơn giữa đám tiền hô hậu ủng, mau lẹ phóng ngựa, chắc gì y đã nhận ra huynh trong đám đông?.

Đoàn Khuê Chương nói :

– Người xưa nói rất hay, là đề phòng tai họa từ lúc chưa xảy ra. Sự tình phải nghĩ tới chỗ xấu nhất, nhỡ khi tai họa đột ngột xảy ra, lúc ấy ta muốn ẩn núp cũng không còn kịp nữa.

Huống chi từ khi An Lộc Sơn bợ đỡ Dương Qúy phi năm trước, sắp tới nhất định thường tới Trường An, chỗ này cách Trường An rất gần, thế nào cũng có một ngày bị y phát hiện ra.

Sử Dật Như nói :

– Hai người chúng ta tình như thủ túc, bây giờ lại kết thành thông gia, lẽ ra phải hoạn nạn có nhau, muốn đi thì hai nhà chúng ta cùng đi.

Đoàn Khuê Chương tỏ vẻ lúng túng, hồi lâu mới nói :

– Huynh cao nghĩa, thật đáng khâm phục. Chỉ là tẩu phu nhân vừa sinh nở, như thế thì coi sao được?.

Sử Dật Như cười nói :

– Thế tẩu phu nhân không phải cũng vừa sinh nở sao?.

Đoàn Khuê Chương nói :

– Tiện nội biết chút võ nghệ, thân thể khỏe mạnh, việc đến lúc nguy cấp, muốn đi cũng không khó. Tẩu phu nhân lại là khuê tú danh môn, làm sao phiêu bạt sinh nhai, dầm mưa dãi nắng được?.

Sử Dật Như nói :

– Theo ta thấy, muốn đi cũng không phải vào lúc này, thiết nghĩ An Lộc Sơn vào tới Trường An, ít nhất cũng phải qua Nguyên Tiêu mới về lại U Châu. Tẩu phu nhân tuy thân thể khỏe mạnh, nhưng vừa sinh nở xong, vậy cũng không nên đi xa. Theo ta thấy, chẳng bằng cứ chờ thêm mươi bữa nửa tháng, lúc ấy hai nhà cùng đi, há không phải hay hơn sao?.

Đoàn Khuê Chương nghe Sử Dật Như nói rất có lý, lại nghĩ tới việc hứa hôn lúc nãy, nếu hai nhà chia tay ngay trong hôm nay, tuy nói có Long Phụng bảo thoa làm tin, nhưng về sau có thể gặp lại nhau không thì chỉ còn cách thuận theo mệnh trời. An Lộc Sơn vào tới Trường An, không tránh khỏi rất nhiều quan lại thù tạc, trong kinh phú quý phồn hoa, y lại vừa nhận Dương Qúy phi làm mẹ nuôi, cũng sẽ tự đắc hưởng lạc một phen. Cho dù y nhận ra mình, muốn trả cái thù bị nhục năm xưa, thì chắc cũng phải đến lúc sau khi y rời Trường An trở về, lại đi qua thôn trang này chăng?

Ngẫm nghĩ hồi lâu, cuối cùng Đoàn Khuê Chương nghe theo lời khuyên của Sử Dật Như, quyết định trước ngày Nguyên Tiêu một hôm, hai nhà sẽ cùng xa chạy cao bay.

Sử Dật Như hồi Đoàn Khuê Chương có nhận ra thiếu niên nhà quê kia không, lúc ấy mới có cơ hội nói tới. Đoàn Khuê Chương nghe xong rất kinh ngạc, nói :

– Có một người như vậy sao? Lúc ấy ta vừa nhìn thấy cờ hiệu của An Lộc Sơn là vội trùm đầu tránh đi. Té ra ầm ĩ cả lên là vì chuyện ấy.

Sử Dật Như nhìn thấy thần sắc Đoàn Khuê Chương có vẻ khác lạ, nghĩ thầm :

– Thiếu niên nhà quê kia bản lĩnh quả thật hơn người, không trách gì Đoàn đại ca nghe thấy phải kinh ngạc.

Đoàn Khuê Chương ngồi thêm một lúc, đoán là đoàn người ngựa của An Lộc Sơn đã đi xa hơn mười dặm, mới cáo từ Sử Dật Như, hẹn Sử Dật Như ngày mai tới nhà y chơi.

Đoàn Khuê Chương về rồi, Sứ Dật Như vào nhà trong thăm vợ và đứa con gái vừa sinh, vợ y còn rất yếu, tình thần vẫn chưa hồi phục, con gái thì như một khối phấn chạm ngọc, cực kỳ khả ái. Sử Dật Như sợ vợ lo lắng, nên định đến khi nàng nghỉ ngơi khỏe rồi, trước lúc lên đường mới nói việc cả nhà đi xa với nàng. Còn chiếc Phụng thoa Đoàn Khuê Chương đưa làm sính lễ thì lấy ra đưa cho vợ xem.

Vợ Sử Dật Như họ Lư, là đại tộc ở Hà Đông, con nhà phú quý nhưng thấy chiếc Phụng thoa cũng tấm tấc khen ngợi, vội hỏi từ đâu ra. Sứ Dật Như nói :

– Là của Đoàn đại ca. Lư thị hỏi :

– Là Đoàn Khuê Chương Đoàn đại ca phải không ?. Sử Dật Như cười nói :

– Còn có vị Đoàn đại ca nào khác nữa chứ?. Lư thị nói :

– Ờ, cũng lạ thật. Đoàn đại ca lại có được chiếc thoa quý giá trị liên thành này. Sử Dật Như cười nói :

– Còn có chuyện lạ hơn, là ngày ba mươi Tết hôm qua Đoàn đại ca cũng sinh được một đứa con, có điều chúng ta sinh được con gái, còn y sinh được con trai. Lư thị nói :

– Lại có chuyện vừa khéo thế à! Các huynh là bạn thân, con cái cũng cùng sinh ra một ngày? Phu quân, thiếp nói đùa một câu nhé hai đứa nhỏ này giống như một đôi trời sinh vậy. Sử Dật Như hô hô cười rộ nói :

– Không phải nói đùa đâu, việc hôn nhân đã định rồi. Chiếc Phụng thoa này chính là sính lễ Đoàn đại ca đưa con gái chúng ta đấy. Có lẽ nàng cũng không chê nhà họ nghèo chứ?.

Lư thị nghĩ ngợi một lúc, nói :

– Đoàn đại ca, Đoàn đại tẩu đều là người tốt, hàng trăm người không có được một người như họ, Đoàn đại ca lại là văn võ toàn tài, thiếp thấy thế đạo hiện nay, chỉ e tương lai khó tránh khỏi đại loạn, con gái gả cho nhà họ, so với gả cho con em nhà thư hương, quan lại nào cũng hay hơn nhiều. Chỉ là thiếp có chút lo lắng…. Sử Dật Như vội hỏi :

– Lo lắng chuyện gì?. Lư thị nói :

– Đoàn đại ca nhà nghèo, mà lại có chiếc bảo thoa này…. Sử Dật Như cười nói :

– Chẳng lẽ nàng ngờ chiếc thoa này lai lịch bất minh à?. Lư thị lắc đầu nói :

– Không phải ý ấy. Với con người của Đoàn đại ca, thì cho dù là vật đáng tiền hơn thiếp cũng không nghi là của cải bất nghĩa.

Nhưng xét từ việc y có chiếc bảo thoa, thì nhất định y không phải là người tầm thường, nếu không phải ông cha từng làm quan to thì bản thân y ắt là nhân vật loại Kinh Kha Nhiếp Chính. Mà y lại cam tâm sống vô danh trong thôn nhỏ này, theo như thiếp thấy, chỉ e có quá nửa là y trốn tránh tai họa gì đó, lánh nạn mà tới thôi!

Sử Dật Như ngấm ngầm khâm phục sự hiểu biết của vợ, nghĩ thầm :

– Lúc mình vừa nhìn thấy chiếc bảo thoa này cũng từng thầm nghi ngờ, nhưng không suy nghĩ được trọn vẹn như nàng, đoán một lần là ra ngay. Nhưng y sợ vợ vừa sinh xong lo nghĩ quá độ, nên vẫn giấu diếm chưa nhắc tới chuyện Đoàn Khuê Chương kết oán với An Lộc Sơn, chỉ nói :

– Nàng đoán không sai, y đúng là dòng dõi nhà tướng, chiếc Phụng thoa này là lúc tiên tổ của y theo Lý Tĩnh Lý Đại Tổng quản Tây chinh lấy được. Đoàn đại ca là người hiếu nghĩa, có thể cũng đắc tội với vài kẻ tiểu nhân, nhưng chắc không đến nỗi có tai họa gì lớn đâu. Lư thị nói :

– Chỉ mong không có là hay.

Sử Dật Như đưa chiếc thoa cho vợ cất, ra ngoài đi chúc Tết mấy người trưởng bối; lại đi một vòng từ đầu thôn tới cuối thôn, thấy người trong thôn đều nhao nhao bàn tán chuyện sáng hôm nay, chửi mắng An Lộc Sơn coi mạng người như rác, khen ngợi thiếu niên vô danh kia ban lĩnh phi phàm. Sử Dật Như qua lời bàn luận của họ biết sau chuyện ấy hoàn toàn không có người lạ nào vào thôn, mới yên tâm nghĩ thầm :

– Nếu An Lộc Sơn nhận ra y, nhất định sẽ phái người tới nghe ngóng, còn đã không có ai tới, thì không cần phải lo lắng.

Chiều tối y về nhà, vì vợ trong thời gian nghỉ ngơi sau khi sinh nở, theo tập tục phải mời bà đỡ tới bầu bạn qua đêm, y ăn cơm tối xong, qua thăm vợ một lúc, rồi tới thư phòng nghỉ ngơi. Lúc ấy đã gần đến canh hai, y bước vào thư phòng, vừa thắp nến lên, đột nhiên thấy một người lạ mặt đang ngồi trong thư phòng của mình bèn giật mình hoảng hốt. Trong ánh nến chập chờn, chỉ thấy người kia là một võ quan trên mặt đầy râu, toàn thân khoác áo da, viên võ quan ấy không đợi y mở miệng đã lập tức đứng lên đón, ôm quyền cười nói :

– Làm khách không mời, đang đêm tới thăm, thật rất mạo muội! May là Đoàn tiên sinh lại là hiệp sĩ giang hồ, những chuyện thế này cũng đã thường nhìn thấy, nghĩ chắc không đến nỗi trách móc.

Sử Dật Như tuy là một thư sinh yếu ớt, nhưng vốn gan dạ, tuy vì bất ngờ nên giật nảy mình, nhưng đến khi thấy rõ khách là một võ quan, trong lòng đã hiểu một nửa, lúc ấy lại nghe viên võ quan kia gọi mình là :

– Đoàn tiên sinh thì đã hoàn toàn hiểu rõ sự tình, nghĩ thầm :

– Sáng nay Đoàn đại ca núp vào nhà mình, không hỏi cũng biết, gã này tưởng mình là Đoàn đại ca đây!.

Sử Dật Như định thần xong, y tuy trong lòng hiểu rõ nhưng làm như không biết gì, làm ra vẻ kinh ngạc hỏi :

– Tôn giá là ai, tới đây có ý gì? Xin được cho biết.

Viên võ quan kia nhìn Sử Dật Như một cái, Sử Dật Như tuy nói đã hơi định thần nhưng dáng vẻ hoảng sợ rốt lại cũng không che giấu được hết, viên võ quan kia nghĩ thầm :

– An đại soái nói y tinh thông võ nghệ, bản lĩnh phi phàm, tại sao lại có dáng vẻ thư sinh thế này, vừa nhìn thấy mình đã hoảng sợ run bắn cả người? Hay y là kẻ đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, thân mang tuyệt kỹ, mà cố ý làm ra dáng vẻ như thế chăng?.

Viên võ quan kia ngồi xuống, nói :

– Tiểu nhân là Phiêu kỵ tướng quân dưới trướng An đại soái, họ Điền tên Thừa Tự, Điền trong điền thổ, Thừa trong phụng thừa, Tự trọng thừa tự Y nói rặt giọng Sơn Đông, dường như sợ Sử Dật Như nghe không rõ, vừa nói vừa dùng ngón tay chấm nước trà viết ra trên bàn, trên bàn xuất hiện ba chữ Điền Thừa Tự, giống như thợ mộc dùng đục đục vào, sâu tới ba phân.

Điền Thừa Tự vốn xuất thân là giang hồ đại đạo, trước kia có thể nói là một nhân vật không ai không biết trong hắc đạo, y tự báo tính danh, lại bộc lộ bản lĩnh ấy, dụng ý là định trấn áp :

– Đoàn Khuê Chương để :

– Đoàn Khuê Chương không dám kháng cự.

Sử Dật Như vốn không biết võ công, lúc ấy trong lòng y đã có chủ ý, cũng không sợ sệt nữa, đối với việc Điền Thừa Tự ra oai chỉ thấy buồn cười, lúc ấy hờ hững nói : – Té ra là Điền tướng quân, ngưỡng mộ đã lâu, ngường mộ đã lâu! Có việc gì xin cứ chỉ giáo.

Điền Thừa Tự bộc lộ công phu ấy, lại thấy Sử Dật Như thần sắc trở lại thản nhiên, không hề tỏ vẻ khiếp sợ, nghĩ thầm :

– Quả nhiên y là chân nhân không lộ tướng, suýt nữa mình nhìn lầm rồi, càng lúc càng cho rằng Sử Dật Như đúng là Đoàn Khuê Chương, vì không dò được y sâu cạn ra sao, trong lòng hơi phát hoảng, bèn bộc lộ công phu Kim chung thủ, khẽ xoa một cái, xóa ba chữ Điền Thừa Tự trên bàn đi, cười gượng nói :

– Té ra Đoàn tiên sinh đã sớm biết tiện danh của tiểu nhân, chúng ta hiện thân phận tuy có chỗ khác nhau, nhưng đều từng lăn lộn trên giang hồ, lá xanh hoa đỏ cũng từ một cội mà ra, Điền mỗ tuyệt không thể đắc tội với Đoàn tiên sinh, xin tiên sinh cũng đừng làm khó Điền mỗ, cho ta một chút thể diện, cùng đi với ta một lần!

Sử Dật Như vẫn làm ra vẻ không biết gì, hờ hững nói :

– Điền tướng quân, chuyện này mới là lạ đây, ngươi và ta vốn không quen biết, mà ngươi lại muốn ta đi theo ngươi à? Mà nói lại, ta cũng chưa thấy qua chuyện đêm hôm khuya khoắt tới mời khách!.

Điền Thừa Tự đứng phắt lên, phần sắc căng thẳng, trầm giọng nói :

– Đoàn tiên sinh, tính ra ngươi cũng là nhân vật có tiếng tăm, Điền mỗ đã theo quy củ võ lâm, lấy lễ mà mời, chẳng lẽ ngươi quả thật muốn :

– Rượu mời không uống, uống rượu phạt sao? Đi hay không đi, chỉ một lời là quyết! Cần gì đùn đẩy thoái thác lôi thôi, làm như không biết? Đó đâu phải là bản sắc anh hùng?.

Sử Dật Như cười nói :

– Ta vốn không phải anh hùng, vả lại quả thật ta còn chưa biết ý tướng quân tới đây làm gì. Cho dù mời khách cũng phải có lý do mời khách chứ.

Điền Thừa Tự hừ một tiếng, nói :

– Lý do à? Vậy thì hãy hỏi An Tiết độ sứ của bọn ta.

Sử Dật Như nói :

– Ủa, té ra người mời khách là An Lộc Sơn sao?.

Điền Thừa Tự nói :

– Đúng thế, An đại soái căn dặn là bất kể thế nào cũng phải mời được tiên sinh ngươi tới, nên ngươi không đi cũng phải đi?. Y ngừng lại một chút, rồi chuyển qua giọng ôn hòa hơn :

– Đoàn tiên sinh, ngươi là người sáng suốt không cần dài dòng. Điền mỗ vâng lệnh An đại soái, không thể không thế này, xin ngươi đừng làm khó ta. Nguyên là Điền Thừa Tự đối với :

– Đoàn Khuê Chương cũng có mấy phần sợ sệt, nếu không y đã sớm động thủ rồi.

Sử Dật Như trong lúc ra sức kéo dài thời gian đã suy đi nghĩ lại.

Nếu đi thì hậu quả ra sao, rất khó đoán trước. Vả lại y bình sinh chán ghét kẻ quyền quý, loại vua con hại dân ra oai, cát cứ một phương như An Lộc Sơn chính là kẻ mà y căm hận. Nếu là bình thời thì y có chết cũng không chịu đi gặp An Lộc sơn. Nhưng hiện chuyện có liên quan tới Đoàn Khuê Chương, nếu không đi thì y phải nói rõ thân phận của mình ra, để gã Điền Thừa Tự này hiểu rõ đây là một sự hiểu lầm, nhưng nếu thế thì Đoàn Khuê Chương lại khó mà thoát thân.

Điền Thừa Tự thúc ép đến cùng, Sử Dật Như nảy ra ý nghĩ :

– Mình đi cũng không hề gì, thủ hạ của An Lộc Sơn bắt lầm người, cho dù y ngông cuồng không nói lý lẽ cũng chưa chắc đã dám giết mình. Đoàn đại ca mà đi thì ít nhất cũng không tránh được một phen bị lăng nhục, y là một anh hùng hảo hán thà chết không chịu nhục, mình mà nói rõ chân tướng ra thì chính là hại chết mạng y!.

Sử Dật Như tâm ý đã quyết, lập tức hô hô cười rộ, ngẩng đầu cười nói :

– An Tiết độ sứ đã biết trên đời có ta, phái một vị dại tướng tới mời, quả thật khiến ta vừa mừng vừa lo! Đó là chuyện mong còn chưa được, biết đâu ta còn có thể được làm quan, hô hô, đã được triệu, lẽ nào không đi?.

Điền Thừa Tự trong lòng vốn đang căng thẳng như dây cung, sẵn sàng động thủ bất cứ lúc nào, nghe y nói một câu như thế, lập tức chùng xuống, cười nói :

– Đoàn tiên sinh quả nhiên là người sáng suốt, nghe An đại soái nói ngươi vốn là bạn cũ của người, chỉ cần ngươi chịu nói vài câu dễ nghe, thì ngươi muốn làm chức quan lớn nào cũng dễ như trở bàn tay! Đoàn tiên sinh, ta đã sắp sẵn ngựa, xin mời lên đường thôi!.

Sử Dật Như lại làm như chuyện đùa, cười nói :

– Có gì mà gấp? Ta không thể cứ nói lên dường là lên đường ngay được.

Điền Thừa Tự sắc mặt sa sầm, hô hô cười nói :

– Ngươi còn có công việc gì nữa? An đại soái căn dặn ta phải mời được tôn giá về tới Trường An trước khi trời sáng, ta thì có thể chờ ngươi, chứ An đại soái thì không rảnh đâu mà chờ ngươi.

Sử Dật Như nói :

– Ta cũng phải từ biệt người nhà một tiếng.

Điền Thừa Tự cười nói :

– Nếu không phải đã sớm biết thân phận của ngươi, quả thật ta đã nghĩ ngươi là một kẻ sĩ cổ hủ. Đại trượng phu làm việc, há lại lằng nhằng lần khân như vậy? Ngươi đi từ biệt người nhà, trong lúc nhất thời làm sao nói được rõ ràng? Nhỡ như vợ ngươi kêu kêu khóc khóc, thì chỉ e ầm ĩ đến sáng cũng chưa lên đường được. Y hắng giọng một tiếng, lại nói :

– Ta nể mặt ngươi là đồng đạo võ lâm, hoàn toàn chưa làm kinh động người nhà của ngươi, ngươi cần gì gọi họ dậy giữa đêm hôm khuya khoắt?, trong lòng nghĩ thầm :

– Gã Đoàn Khuê Chương này uổng có tiếng tăm như vậy, chẳng biết gì về luật giang hỗ, cũng không giống nhân vật giang hồ.

Thật ra Sử Dật Như hoàn toàn không muốn vào từ biệt vợ, khiến vợ đau lòng, y nói như thế là có sự tính toán khác. Mà việc Điền Thừa Tự không ưng thuận thì y đã sớm tính tới rồi.

Y nghe Điền Thừa Tự nói chưa làm kinh động người nhà của mình, liền yên tâm nói :

– Tuy nói là thế, nhưng ta đi chuyến này không biết lúc nào mới về, cũng phải để lại vài chữ để họ khỏi ngờ thần ngờ ma, mất công lo lắng.

Điền Thừa Tự rất bực bội, nhưng cũng đành nói :

– Được, ngươi cứ để lại vài chữ đi, nhưng không được nói tới An Tiết độ sứ cứ bịa bừa ra chuyện gì đó, chỉ cần cho người nhà của ngươi biết ngươi yên ổn là được. Sắp tới ngươi áo gấm về làng, sẽ cho họ vừa mừng vừa sợ một phen. Sử Dật Như cười nói :

– Ta biết rối, đương nhiên không nói gì tới An Lộc Sơn, rồi lập tức cầm bút lên viết một lá thư ngắn, chỉ nói ra ngoài có việc bảo vợ nếu gặp khó khăn, cứ nhờ bạn bè thân thích.

Điền Thừa Tự đứng bên cạnh nhìn y viết thư, không nói một tiếng.

Sử Dật Như lấy cái nghiên chặn lên lá thư, đặt lên giữa bàn trong lòng nghĩ thầm :

– Vợ mình còn thông minh hơn mình, sáng mai nàng nhìn thấy lá thư này, nhất định sẽ đoán được mình gặp chuyện bất ngờ, sẽ lập tức phái người báo cho Đoàn đại ca. Lúc ấy tuy nàng đau lòng, nhưng so với chuyện vợ chồng chia tay bây giờ thì vẫn tốt hơn.

Đoàn đại ca cũng nhất định sẽ chiếu cố cho mẹ con nàng, bảo vệ họ xa chạy cao bay!. Đáng thương Sử Dật Như tuy phí tâm lo nghĩ, nhưng rốt lại y vẫn thiếu kinh nghiệm giang hồ, nào biết Điền Thừa Tự đã sớm an bài, nếu không thì đời nào lại cho y viết lá thư ấy?

Điền Thừa Tự khẽ nói :

– Nhẹ chân một chút!. Hai người ra tới ngoài thư phòng, Điền Thừa Tự phi thân nhảy lên nóc nhà, thấy Sử Dật Như không đi theo, vội vàng nhảy xuống, tức giận hỏi :

– Cái gì, lại không muốn đi à? Sử Dật Như nói :

– Ta đang ở trong nhà mình, muốn rời nhà cũng không thể lén lén lút lút như thế, muốn đi thì ta phải đi từ cổng lớn. Trên giang hỗ vừa khéo có quy củ như thế, nhân vật có thân plận trong võ lâm cho dù bị người ta bức bách cũng nhất định phải ra đi từ cổng lớn mới không đến nỗi bị mất mặt. Điền Thừa Tự mắng thầm :

– Đang lúc này mà còn nghênh ngang thối tha như thế, nhưng y cũng chỉ đành làm theo, từ cổng lớn đi ra. Sử Dật Như đưa mắt nhìn, thì ngoài cửa đã có ba con tuấn mã yên cương đầy đủ!

Một viên võ quan áo đen bước tới, ôm quyền nói :

– Vị này là Đoàn tiên sinh phải không? Tiểu đệ là Tiết Tung, trước đây cũng từng sống ở U Châu một thời gian. Đại danh của Đoàn huynh như sét ngang tai, hôm nay may mắn được gặp. Thủ hạ của An Lộc Sơn có mấy viên tướng đắc lực, Tiết Tung cũng là một trong số đó. Sử Dật Như đáp lễ nói :

– Đại danh của Tiết tướng quân, tại hạ đã ngưỡng mộ từ lâu. Tiết Tung vô cùng đắc ý hô hô cười rộ, Sử Dật Như không biết y cười chuyện gì, chỉ nghe Điền Thừa Tự nói :

– Nghe nói trước kia vì chuyện Lý gia ở Thanh Hà câu mà các ngươi suýt nữa động đao động kiếm với nhau, có chuyện ấy không? Tiết Tung nói :

– Đúng thế, cả thời gian cũng đã hẹn rồi. Về sau có một người tự xưng là đệ tử của Cù Nhiêm Khách ra mặt thu xếp chuyện ấy, ta và Đoàn huynh cũng mỗi người đi một phương, trước nay chưa từng gặp nhau, hô hô, nói ra cũng đã là chuyện mười bốn năm rồi. Điền Thừa Tự cười nói :

– Trở đi chúng ta đều là đồng liêu, hai người các vị cũng có thể thân cận với nhau nhiễu hơn.

Sử Dật Như vốn không biết chuyện Thanh Hà câu, may là họ vội vàng lên đường, Tiết Tung theo phép tắc giang hồ, nói vài câu xong, lập tức giục y lên ngựa, không nói chuyện nữa, Sử Dật Như mới không bị lộ chỗ sơ hở.

Điền Thừa Tự đi trước, Tiết Tung đi sau, hai con ngựa kẹp Sử Dật Như vào giữa. Vốn Tiết Tung cũng xuất thân giang hố đại đạo, là một tay Viên Công kiếm pháp tài giỏi, An Lộc Sơn sai hai người họ tới là để đề phòng Đoàn Khuê Chương chống cự, Tiết Tung vừa rồi tiếp ứng ở ngoài, cũng để chuẩn bị một trận ác đấu, không ngờ Điền Thừa Tự lại thu xếp sự tình ổn thỏa như thế, y cũng cả mừng.

Tâm trạng Sử Dật Như lại vô cùng nặng nề, y nhảy lên ngựa, ngoái đầu nhìn lại, nghĩ thầm :

– Bây giờ chắc nàng đang ngủ, làm sao biết được chuyện vợ chồng ly biệt ôi, không biết về sau còn có ngày vợ chồng tái ngộ, cha con gặp mặt không? Con gái mới sinh ra đã mất cha, sắp tới nó lớn lên, không biết sẽ đau lòng đến thế nào?. Đồng thời trong lòng chợt lại nảy ý nghi ngờ, Điền Thừa Tự tới nhà y, lằng nhằng với y trong thư phòng tới nửa giờ, phòng ngủ ở bên trong cách đó khá xa, vợ vừa sinh xong yếu ớt, ngủ say không dễ tỉnh lại thì còn có thể, nhưng trong nhà y còn có một thư đồng, một tỳ nữ, lại còn thêm một bà đỡ được mới tới, buổi tối lúc sắp đi ngủ còn tới chăm sóc cho sản phụ và đứa nhỏ, tại sao họ không hề nghe thấy tiếng động gì?

Y nói chuyện với Điền Thừa Tự trong thư phòng lâu như thế, chẳng lẽ đứa thư đồng ngủ phía sau thư phòng lại không nghe thấy sao?.

Nhưng lúc ấy đã không còn thời gian để y nghĩ kỹ, Điền Thừa Tự thúc ngựa phi mau đi trước dẫn đường, y chỉ còn cách bám chặt theo.Tuy y không giỏi kỵ thuật nhưng con ngựa y cưỡi là chiến mã xông pha trận mạc đã nhiều, không cần y sai khiến cũng vững vàng phóng mau theo con ngựa phía trước. Nhà y cách Trường An chẳng quá sáu mươi dặm, ba con ngựa này đều là tuấn mã, mỗi ngày đi vài trăm dặm, không đầy hai giờ đã tới một nơi, phía trước là một hòn núi, dưới chán núi có một tòa nhà lớn, Sử Dật Như biết đó là Ly Sơn thì ra tòa nhà lớn này chính là phủ đệ của An Lộc Sơn ở Trường An.

Lúc ấy vừa đến canh năm, trời còn chưa sáng, Điền Tiết hai người dắt y từ cửa ngách bước vào, mời y ngồi nghỉ trong Bạch hổ đường, chỗ bọn vệ sĩ canh gác tụ tập. Tiết Tung dương dương tự đắc nói :

– Vị này chính là U Châu kiếm khách Đoàn Khuê Chương đại danh lừng lẫy, về sau các ngươi nên thỉnh giáo y nhiều thêm.

Trong Bạch hổ đường có mười mấy vệ sĩ trực ban, nghe nói tới Đoàn Khuê Chương, đều :

– Ái chà một tiếng, đứng bật cả dậy, đến khi nhìn thấy tướng mạo Sử Dật Như lại không khỏi ngẩn người ra, trong lòng đều nghĩ :

– Đoàn Khuê Chương tung hoành giang hồ, đại danh lừng lẫy sao lại giống như một bạch diện thư sinh thế này?.

Bọn vệ sĩ ấy tuy cảm thấy tướng mạo của :

– Đoàn Khuê Chương không giống như họ từng nghĩ, nhưng oai danh của Đoàn Khuê Chương mười mấy năm trước đã chấn động vùng Hà Sóc, ai dám coi thường? Vì thế bên nhao nhao bước tới làm lễ. Sử Dật Như cũng làm ra vẻ khệnh khạng, ai làm lễ với y y cũng oai vệ ngồi đó, hững hờ gật đầu một cái.

Một tên vệ sĩ nói :

– Đoàn đại hiệp kiến thức rộng rãi, hiện bọn ta có một chuyện muốn thỉnh giáo Đoàn đại hiệp. Sử Dật Như xua xua tay, nói :

– Không cần đa lễ, cứ nói đi. Tên vệ sĩ ấy nói :

– Gần đây có một người tên Diệu thủ Không Không Nhi nổi tiếng võ lâm, Đoàn đại hiệp có biết lai lịch của y không? Đại soái của bọn ta muốn mời y, không biết Đoàn đại hiệp cớ cách nào không.

Sử Dật Như lạnh lùng nói :

– Cái gì mà Không Không Nhi, trước nay ta chưn từng nghe qua!.

Bọn vệ sĩ đều giật nảy mình không nói tiếng nào, nên biết những nhân vật thành danh trong võ lâm mười người thì có tới tám chín kẻ cho mình là nhất, trong mắt không người. Họ chỉ biết :

– Đoàn Khuê Chương coi thường Không Không Nhi, nên giọng nói mới có vẻ khinh miệt như vậy. Tên vệ sĩ hỏi y lại nghĩ thầm :

– Một núi khó dung hai cọp, y đã đầu thân vào dưới trướng đại soái, đương nhiên không muốn có người hơn y. Mình hỏi y nghĩ cách đi tìm Không Không Nhi, quả là lỡ lời, chẳng khác gì xúc phạm y. Nhưng y dám công nhiên coi thường Không Không Nhi, e là thân hoài tuyệt kỹ, danh bất hư truyền!.

Tên vệ sĩ ấy lỡ lời, mọi người đều không dám lên tiếng. Điền Thừa Tự khẽ cười một tiếng nói qua chuyện khác, hỏi một tên vệ sĩ :

– Công chuyện làm tới đâu rồi?.

Tên vệ sĩ ấy nói :

– Rất là bất lợi, lão già ấy võ công quái dị, bọn tôi đều nhìn không ra võ công của y là gì. Còn có một tên thiếu niên, không biết có phải là đồ đệ y không, đầu bù tóc rối giống một thiếu niên nhà quê, nhưng tay chân vô cùng tàn độc, ngay Trương Thống lĩnh cũng bị y đả thương.

Điền Thừa Tự hỏi :

– Bị thương nặng không Tên vệ sĩ ấy nói :

– May ra thì không bị tàn phế, nhưng ít nhất cũng phải chữa chạy ba tháng.

Điền tướng quân, tôi thấy phải đích thân người ra tay mới xong!.

Sử Dật Như nghe họ nói tới dáng vẻ thiếu niên nhà quê kia, trong lòng rúng động, nghĩ thầm :

– Chẳng lẽ đó là thiếu niên hôm qua cứu người dưới vó ngựa ?.

Điền Thừa Tự cười nói :

– Đoàn đại ca tới rồi, đúng là vừa khéo nên nhường công lao này cho Đoàn đại ca làm cái lễ ra mắt. Đoàn đại ca, chắc ngươi phá giải được công phu Mai hoa châm thích huyệt chứ.

Sử Dật Như chưa kịp trả lời, chợt nghe kỳ bài quan cao giọng truyền lệnh :

– Đại soái truyền hai tướng quân Điền Tiết cùng Đoàn Khuê Chương vào yết kiến.

Nguyên là trời đã sáng hẳn, An Lộc Sơn đã thăng đường. Đúng là:

Gan ruột soi người chân nghĩa sĩ, Không nề đao kiếm quả lương bằng.

Muốn biết tính mạng Sử Dật Như thế nào, xin hạ hồi phân giải.

Đại Đường Du Hiệp Ký

Đại Đường Du Hiệp Ký

Score 7
Status: Completed Author:

Nói tới văn đàn tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, phải kể tới "năm đại gia" là Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Ôn Thụy An hay khác hơn là "ba đại gia" Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long. Nhưng nhiều người biết về Kim Dung, Cổ Long và phần nào là Ngọa Long Sinh, song ít người biết tới Lương Vũ Sinh và Ôn Thụy An, trong khi Lương Vũ Sinh là một trong những người mở đầu cho tiểu thuyết võ hiệp hiện đại.

Lương Vũ Sinh tên thật là Trần Văn Thống, sinh năm 1922, người huyện Mông Sơn tỉnh Quảng Tây, học ngành kinh tế đối ngoại ở Đại học Lĩnh Nam Quảng Châu. Năm 1949 ông qua định cư ở Hương Cảng, đầu tiên làm việc ở Đại công báo, về sau chuyển về Tân văn báo. Năm 1953, La Phù, chủ Tân văn báo mở chuyên mục "tiểu thuyết võ hiệp nhiều kỳ", và người mà La Phù "đặt hàng" đầu tiên là Lương Vũ Sinh. Nhận được sự ủng hộ từ tòa soạn, Lương Vũ Sinh bắt tay vào việc viết tiểu thuyết võ hiệp, với tác phẩm đầu tiên là Long hổ đấu kinh hoa được đăng suốt hai năm, có tiếng vang lớn, số lượng báo in tăng vọt. Các báo khác thấy vậy tranh nhau đặt hàng Lương Vũ Sinh, ông không đáp ứng nổi nhu cầu nên mời Kim Dung giúp đỡ (tác phẩm đầu tiên của Kim Dưng là Thư kiếm ân cừu lục trong thời gian 1955 - 1956 là viết theo đơn đặt hàng này). Ngoài Long hổ đầu kinh hoa, ông còn có nhiều tác phẩm khác như Đại Đường du hiệp ký, Long phụng bảo thoa lục, Bình tung hiệp ảnh lục, Thất kiếm Thiên Sơn, Giang hồ tam nữ hiệp... được nhiều người đọc lớn tuổi ở Hương Cảng, Đài Loan ưa thích.

Tương tự Kim Dung, phần lớn tác phẩm của Lương Vũ Sinh cũng lấy đề tài lịch sử. La Lập Quần trong bài Cổ Long - quái hiệp(Thay lời tựa tác phẩm Cổ long), in trong Huyết anh vũ của Nhà xuất bản Châu Hải, Đài Loan, 1995 từng so sánh:

"Lấy nội dung sáng tác mà bàn, thì tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh, Kim Dung chú trọng biểu hiện hoàn cảnh lịch sử, dựa vào lịch sử, từ đó sáng tạo, mở ra một câu chuyện hư cấu xuyên suốt. Nhưng từ việc sử dụng tư liệu lịch sử mà nhìn, thì giữa hai người có sự khác biệt rất rõ ràng, Lương Vũ Sinh hư cấu nhân vật và sự kiện, đặt vào bối cảnh lịch sử, lấy đó để gia tăng không khí lịch sử, Kim Dung thì trực tiếp lấy nhân vật và sự kiện lịch sử phô diễn thành tiểu thuyết võ hiệp, các nhân vật, sự kiện lịch sử mà Kim Dung viết rất có mức độ, thường có thể lấy giả làm loạn thật".

Về khuynh hướng sáng tác, thì La Lập Quần nhận định "Nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh mang đậm màu sắc đạo đức phân chia tà chính rạch ròi, nội hàm xã hội của nhân vật phong phú nhưng tính cách nhân vật đơn điệu, có thiếu sót khái niệm hóa, công thức hóa nhân vật". Trên cùng đường hướng nhận định này, Trần Hiểu Lâm trong bài Thử bàn về chức năng của sự ngẫu nhiên" trong tiểu thuyết võ hiệp - lấy tác phẩm của Kim Dung, Cổ Long và Lương Vũ Sinh làm ví dụ in trong Đại địa phi ưng, Công ty xuất bản Phong vân thời đại, Đài Bắc, 1999 cũng nhận xét:

"Trong các tác phẩm Thất kiếm hạ Thiên Sơn, Giang hồ tam nữ hiệp..., sự đối lập nhị nguyên và đấu tranh qua lại giữa chính tà, đen trắng, thiện ác, thị phi vẫn là mạch chủ yếu thúc đẩy tình tiết của câu chuyện, thể hiện rõ việc Lương Vũ Sinh kế thừa tiểu thuyết võ hiệp truyền thống... Trong thực tế, nếu xâu chuỗi tác phẩm của Lương Vũ Sinh lại, thì sẽ hình thành một phổ hệ hiệp nghĩa thảo dã phát triển song hành với lịch sử chính thống. Từ phổ hệ hiệp nghĩa thảo dã ấy nhìn lại vương triều chính thống tranh giành nhau vì quyền lực dục vọng, rõ ràng ta thấy nó toát lên sự giải thích và châm chọc lịch sử Trung Quốc. Cho nên ý đồ ngẫu nhiên hóa lịch sử chính thống của ông là điều dễ nhận thấy. Về mặt này, Lương Vũ Sinh và Kim Dung khác đường cùng đích, hai người đều tạo ra một thế giới tưởng tượng riêng, lấy thế giới tưởng tượng ấy soi rọi lại lịch sử Trung Quốc, rất nhiều cay đắng máu lệ tự nhiên hiện rõ giữa những dòng chữ và phía sau tác phẩm". Về yếu tố "võ công" đặc trưng của tiểu thuyết võ hiệp, thì ba đại gia Lương, Kim, Cổ đều có phong cách riêng. Võ công trong tác phẩm của Kim Dưng thì mang tính văn hóa - triết lý, thậm chí tiếng sáo điệu đàn cũng có thể trở thành phương tiện chuyển tải nội lực đả thương đối phương, võ công trong tác phẩm của Cổ Long thì mang đậm dấu ấn kỹ thuật hiện đại, "có thức không chiêu, còn võ công trong tác phẩm của Lương Vũ Sinh vẫn mang nhiều yếu tố truyền thống:

La Lập Quần nhận xét "Võ công trong tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh tính tả thực trong hư ảo rất mạnh, một chiêu một thức rõ rõ ràng ràng, tinh tế mà lại giống như thật, khẩn trương kịch liệt, khoa trương tới mức tột cùng. "Võ công" của Lương Vũ Sinh cũng mang tính khuynh hướng, có võ công của chính phái, cũng có võ công của tà phái, lực đạo võ công của chính phái nhu hòa, tượng trưng cho sự thiện lương, nhân từ vừa tiện lợi trong việc tấn công phòng thủ, lại có ích cho việc tu tâm dưỡng tính, mà võ công của tà phái thì vô cùng bá đạo, tàn độc hung dữ, đầy ý vị tà ác...".

Đặt cạnh Kim Dung và Cổ Long, Lương Vũ Sinh ít nhiều mang dáng dấp một tác gia "cổ điển" trong dòng tiểu huyết võ hiệp. Ông vẫn rung cảm với các giá trị trung hiếu tiết nghĩa "phi chính thống", vẫn đề cao tinh thần thượng võ và hào hiệp của những hiệp khách chống triều đình, vẫn dùng tiểu thuyết võ hiệp như một phương tiện để khẳng định cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ. Trong ý nghĩa này, có thể nói Đại Đường du hiệp ký là một tác phẩm tiêu biểu của Lương Vũ Sinh.

~Cao Tự Thanh~

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset