Tiễn mẹ Đông Đông đi, Hứa Liên Nhã đến nhà ông cụ kiểm tra tình hình bình phục của bò cái, để A Dương và Khương Mẫn lại với nhau.
A Dương đứng bên ngoài hàng rào nhìn Khương Mẫn cho gà ăn.
Ấn tượng của Khương Mẫn về trẻ con thành phố là yếu ớt, thích sạch sẽ, nhưng lại chẳng tìm thấy được những điều đó lại trên người cô bé con này.
Khương Mẫn cười nói: “Không sợ hôi à?”
A Dương lắc đầu, “Không hôi. Mèo nhà chúng cháu cũng toàn đi ị ngoài bàn công, có lúc cháu sẽ xúc vất giúp mẹ.”
Khương Mẫn không biết cô bé là chỉ khay cát cho mèo, nghĩ mãi cũng không nghĩ ra.
Khương Mẫn bê chậu sắt rỗng vào nhà, vừa đi vừa hỏi: “Trên cổ cháu đeo thứ gì thế? Trông đẹp quá.”
“Nút bình an ạ.” A Dương cố ý moi ra cho bà ấy xem.
Khương Mẫn rửa tay sờ vào, cảm giác ấm áp, có thể thấy là đã được đeo khá lâu.
“Đưa cho bà xem chút có được không?”
A Dương cúi đầu nhìn, khó xử nói: “Nhưng mà… Đây là của bố cho…” Rồi cô bé lại len lén nhét vào cổ áo.
Khương Mẫn sờ đầu cô bé một cách đầy yêu thương.
“Bà đùa cháu thôi, bà không lấy của cháu đâu. Nếu là của bố cho thì cất cho kỹ.”
Khương Mẫn lôi rau mới hái sáng nay ra ngâm rửa, hỏi cô bé: “Bố cháu tên gì?”
“A Dương.”
“Bà hỏi tên của bố cháu kìa.”
“Cháu tên A Dương, bố cũng tên A Dương.”
“…”
Khương Mẫn không dám hỏi nữa.
Hứa Liên Nhã quay về lại từ nhà ông cụ, nghe nói nước sông có dấu hiệu rút, ngày mai có thể lái thuyền được rồi. Cô bèn nói cho Khương Mẫn biết quyết định mai rời đi.
Hai tay Khương Mẫn không biết phải đặt ở đâu, lau vào tạp dề mà nói: “Để tôi đi bắt gà cho cô đem về. Do trong nhà nuôi, thịt ngon hơn bán bên ngoài nhiều.”
Hứa Liên Nhã từ chối: “Dì à, không cần phải phiền thế đâu.”
“Không phiền mà.”
“Không cho mang gà sống lên tàu siêu tốc đâu.”
“… Cũng đúng.”
Đây cũng là nguyên nhân khiến Hứa Liên Nhã sợ đến nông thôn nhất, sự chất phác và nhiệt tình của người trong thôn làm người ta khó mà từ chối được.
Khương Mẫn vẫn còn đang nghĩ xem trong nhà có gì để mang đi được không, Hứa Liên Nhã vội ngắt lời bà.
“Dì à, thứ gì cũng đều dùng rồi, thật đấy. Cháu dẫn một đứa bé thêm một chiếc vali là quá nhiều rồi, không xách thêm được gì đâu.”
Khương Mẫn khổ não cau mày.
“Ở đây mấy ngày đã làm phiền dì đủ rồi.”
“Phiền gì đâu chứ.” Khương Mẫn nói, “A Dương đáng yêu lắm.”
Nói nhiều thêm đa cảm, cuối cùng Khương Mẫn nói: “Để tôi kho ít thịt bò cho hai người đi dọc đường ăn, A Dương thích ăn mà, không chiếm nhiều diện tích đâu.”
Hứa Liên Nhã đành đồng ý.
Sau bữa sáng ngày hôm sau, Hứa Liên Nhã về phòng dọn dẹp lần cuối.
A Dương vẫn mặc chiếc quần yếm màu đen kia, bên túi quần lộ ra một góc đỏ, vô cùng nổi bật.
“A Dương, cái gì thế con?”
A Dương lôi bao lì xì ra, đưa đến trước mặt Hứa Liên Nhã.
“Ai cho con đấy?”
A Dương nhếch môi như muốn giấu diếm, nhưng dưới áp lực của mẹ, cuối cùng vẫn đầu hàng.
“Là bà cho ạ.” A Dương đưa hai tay ra sau lưng, “Bà nói không được nói…”
Hứa Liên Nhã mở ra xem, một tờ một trăm mới toanh.
Thấy Hứa Liên Nhã không nói gì, A Dương tưởng mình làm sai, bèn dè dặt bảo: “Mẹ ơi, có cần phải trả cho bà không ạ…”
Hứa Liên Nhã sững sờ, nhét tiền vào lại bao.
“Bà đã cho thì con cứ giữ đi, để trong túi quần dễ rớt, con bỏ vào túi sách đi.”
“Vâng!”
Hứa Liên Nhã lấy trong ví ra một ngàn, bỏ vào phong bì. Con ngươi A Dương nhìn chằm chằm không nhúc nhích.
A Dương nhét bì thư vào dưới gối, nói: “Chúng ta đến ở chỗ bà, bà nấu cơm cho ăn thì phải trả tiền.”
“Vâng!”
Hứa Liên Nhã xách vali xuống lầu, Khương Mẫn đưa gói nhỏ đựng thịt bò đã được bõ kỹ cho cô.
“Sáng nay mới kho đấy, còn tươi lắm, cũng xắt nhỏ ra rồi.”
Hứa Liên Nhã cất vào balo.
“Có rảnh thì lại đến ở mấy hôm nữa.”
“Đi vắng mấy ngày, trong tiệm không có ai giúp.”
“Cũng đúng…”
Hứa Liên Nhã lấy tờ danh thiếp trong ví ra, đưa cho Khương Mẫn.
“Dì à, đây là địa chỉ tiệm của cháu ở Nam Ninh, nếu dì có rảnh thì đến Nam Ninh tìm cháu.”
“Ồ, phòng khám bệnh thú y à…” Khương Mẫn đưa hai tay lấy xem kỹ.
Hứa Liên Nhã cười, “Bác sĩ thú y mà.””Chỗ của cô có gần bệnh viện đại học y không?”
“Không xa lắm, chỉ cách hai con đường.”
Khương Mẫn cái hiểu cái không gật đầu, nhìn cô mà nói: “Con trai tôi đang mở một tiệm bán trái cây ở gần bệnh viện đại học y.”
Đã nhiều năm trôi qua, nhưng Hứa Liên Nhã vẫn có thể bị những tin tức lặt vặt của người kia làm cho tim đập dồn dập.
“Thế à…”
“Ừ, cũng thích sống ở thành phố, không muốn về nhà.”
Rõ ràng rất muốn biết được nhiều tin, nhưng Hứa Liên Nhã cũng không rõ nên làm gì tiếp theo. Trong tiềm thức chỉ muốn tiếp thu tin tức có lợi, chỉ sợ cánh cửa vừa mở ra, hoang mang bối rối còn nhiều hơn là hạnh phúc.
Bên ngoài có người hét to, Khương Mẫn đành dừng cuộc đối thoại mà đi ra ngoài.
Dừng ngoài cửa là một chiếc xe van màu xanh lá, một người đàn ông mặt vuông, da hơi trắng đứng bên cạnh xe hỏi Khương Mẫn: “Đã xong chưa vậy dì?”
Khương Mẫn nói với Hứa Liên Nhã: “Đây là bạn học của con trai tôi, Tam Cường, mở tiệm trong huyện. Hôm nay cậu ấy cũng đi ra ngoài, có thể cho hai người quá giang đến Quế Lâm.”
Rồi lại dùng tiếng Quế Lâm dặn dò Tam Cường một hồi, dặn nhất định phải đợi người lên xe mới được đi.
“Cháu biết rồi.”
Ánh mắt Tam Cường dừng lại trên mặt mẹ con Hứa Liên Nhã, rồi kéo Khương Mẫn qua một bên.
“Đó là vợ con A Dương à dì?”
“Chuyện gì chứ.”
Tam Cường cười ha hả, “Dì đang lừa người đấy à, đứa bé đó giống y chang A Dương hồi nhỏ.”
Khương Mẫn nói: “Dì không biết. Thằng bé ở bên ngoài nhiều năm như vậy mà không về, cũng không kỳ quái gì. Không giống cháu chịu yên ổn ở nhà, nếu không dì cũng được ôm cháu rồi.”
Tam Cường cười một tiếng, không đùa thêm nữa. Quay về chỗ kia nói với Hứa Liên Nhã: “Chúng ta đi thôi, thuyền dừng hai ngày, chắc hôm nay có không ít người ra ngoài.”
Hứa Liên Nhã kéo tay A Dương nói: “Chúng ta phải đi rồi, con tạm biệt bà đi nào. Cả Đông Đông nữa.”
“Không muốn!”
“… Vậy mẹ về, con ở lại đây với bà được không?”
Gật đầu, “Dạ!”
“Mẹ đi thật đấy.”
Tam Cương đưa vali ra sau cốp xe, Hứa Liên Nhã cũng giả vờ lên xe.
Xe van chạy đi được chừng mười mét, A Dương vẫn nắm tay Khương Mẫn không nhúc nhích.
Tam Cường lái xe cười, “Không muốn đi thật kìa.”
Hứa Liên Nhã đành phải xuống xe, đi ôm con gái.
A Dương oa một tiếng, khóc toáng lên.
Khương Mẫn lắc đôi tay nhỏ dỗ cô bé: “Lần sau được nghỉ quốc khánh lại đến với mẹ được không, đến lúc đó hồng nhà bà đã chín, chúng ta cùng đi hái hồng.”
Nước mắt A Dương không ngừng tuôn ra, tiếc khóc vẫn chói tai.
Hứa Liên Nhã nói: “Đừng khóc đừng khóc, lần sau chúng ta lại đến, ăn bún thịt bò do bà làm nhé, có được không.”
A Dương lau khóe mắt, gào to: “Không đến nữa! Con không muốn đến nữa!”
“Được rồi được rồi, chúng ta không đến nữa.”
Hứa Liên Nhã vuốt lưng cô bé, nói với Khương Mẫn: “Dì không cần tiễn đâu ạ, chúng cháu đi trước.”
Khương Mẫn vẫy tay, “Ừ, vậy đi bình an.”
Hứa Liên Nhã ôm con gái bé nhỏ vào trong xe.
Xe van từ từ chạy, bỗng Đông Đông nhảy xuống từ khu đất bằng, đuổi theo chiếc xe vừa chạy vừa vẫy tay.
Tam Cường nhắc Hứa Liên Nhã nhìn phía sau.
Hứa Liên Nhã cho A Dương nhìn qua cửa sổ sau xe, A Dương vốn đã thút thít nay lại sướt mướt hơn.
Đông Đông chạy theo, bóng người dần nhỏ đi, tiếng kêu “cục tác” hiu quạnh kia dần chìm trong tiếng động cơ ô tô.
Cho dù còn nhỏ, nhưng A Dương cũng hiểu được, Đông Đông là dứa trẻ duy nhất không có bố giống cô bé.
Quang cảnh mới mẻ trên đường về đã trấn an A Dương.
Một lần sang xông có thể chở được ba chiếc xe. Xe van xếp sau ba chiếc xe ô tô con, ở bên bờ đối diện cũng có ba bốn chiếc.
Chiếc xe đầu tiên lái lên, A Dương lo lắng hỏi: “Nó có chìm không ạ?”
Hứa Liên Nhã lau nước mũi cho cô bé, “Không đâu.”
Đợi nhóm xe đầu tiên qua song xong, bên bờ kia lại quay về một tốp, đã hơn nửa tiếng trôi qua, xe lên thuyền cũng dần ít đi. Có lẽ đây là cách duy nhất để xe ra vào thôn Phúc Sa.
Hứa Liên Nhã tò mò hỏi về lệ phí, mười đồng một chiếc xe, mỗi người một xu.
Qua sông rồi phải lái xe một đoạn đường khá dài, Tam Cường đưa mẹ con cô đến trước trạm xe trước lối vào cao tốc, đợi hai người lên xe rồi mới rời đi.
Hứa Liên Nhã dẫn A Dương đến núi Vòi Voi, giống như cô và Lôi Nghị rất nhiều năm về trước vậy, chụp tấm ảnh chung.
Có lẽ A Dương đã mệt, không có hứng thú đi tham quan mỏm đá Thất Tinh.
Hứa Liên Nhã không dừng lại nữa, mua vé tàu tối quay về Nam Ninh.
Đem theo bụi bặm mệt mỏi quay về, có rất nhiều đồ phải dọn dẹp giặt rửa. Hứa Liên Nhã làm xong, phát hiện không biết từ lúc nào A Dương đã đẩy chiếc ghế cao đến trước nơi giá đựng tro cốt, đứng lên trên giơ một trái táo định đặt lên, bên trên giá còn có một quả đã yên vị.
Hứa Liên Nhã hoảng hốt, vội chạy đến đỡ cô bé.
“A Dương, con lại làm gì thế hả?”
A Dương vô tội quay đầu lại, nói: “Một quả cho ông ngoại, một quả cho bố.”
“…”
Hứa Liên Nhã vừa cuống vừa tức, hàm răng va vào nhau, “Bố con chưa chết!”