Jord Jerome Clapka (1859-1927) là nhà văn Anh, nổi tiếng về những chuyện hài hước, tên của ông được nêu trong tất cả các sách Bách khoa toàn thư của những nền văn hoá lớn cuả nhân loại, cuốn “ Ba người cùng hội cùng thuyền” viết năm 1889 và nhiều tác phẩm khác như “Chiếc áo ji-lê ở tầng bốn”, “Ba anh chàng trên chiếc xe đạp” đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được chuyển thể sang phim ảnh từ những năm đầu của thế kỉ truớc.
“Ba người cùng hội cùng thuyền” là cuốn truyện hài hước gồm nhiều chương, người đọc có thể xem từng chương biệt lập và thưởng thức tính khôi hài rất “Ăng-lê” của tác giả.
Cuốn chuyện rất nổi tiếng nhưng đôi chỗ có hơi dài dòng theo phong cách của thế kỉ trước, người dịch đã lược đi một số chi tiết để phù hợp với lối sống khẩn trương hiện đại mà vẫn đảm bảo để người đọc cảm nhận nhanh và rất thoải mái với thủ thuật hài hóm hỉnh của tác giả.
– Ngọc Châu
Thông tin thêm:
https://i.imgur.com/RK4NJed.jpg
Jerome Klapka Jerome sinh năm 1859 ở Walsall, Staffordshire, là con trai của một chủ tiệm kim khí không mấy thành đạt. Ông lớn lên ở Luân Đôn và theo học trường Trung học Marelybone. Năm 14 tuổi, ông làm nhân viên nhà ga xe lửa, sau đó làm giáo viên, diễn viên và nhà báo. Jerome đã có hai bài xã luận mang đậm tính hài hước trước khi cuốn Ba gã cùng thuyền của ông được xuất bản năm 1889. Tác phẩm này đã được độc giả đón nhận hết sức nồng nhiệt được đánh giá là “1 trong 10 tác phẩm xuất sắc nhất mọi thời đại do NXB Penguin tổ chức bình chọn. 1 trong 10 tác phẩm hài hước nhất trong lịch sử theo Abebooks.” và là bước đệm để ông cùng một số người khác sáng lập ra The Idler – tạp chí hài hước với nhiều bài viết của Bret Hart, Mark Twain, W.W. Jacobs.
Năm 1990, Jerome xuất bản cuốn Three man in a bummel (Tạm dịch: Ba gã dạo chơi), kể tiếp về chuyến đi bộ của ba nhân vật chính đến nước Đức. Ngoài ra, ông cũng viết một số vở kịch có phong cách gần giống với phong cách của bạn mình – nhà văn J.M.Barrie, nổi tiếng nhất trong số đó là The passing of the third floor back (Tạm dịch: Vị khách trọ phía sau tầng ba) – một câu chuyện luân lý với bối cảnh là một nhà trọ. Năm 1926, ông viết hồi ký My life and times (Tạm dịch: Cuộc đời tôi).
Jerome kết hôn năm 1888 và có một con gái. Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông lái xe cứu thương ở mặt trận Phía Tây. Ông qua đời ngày 14 tháng 6 năm 1927 sau một cơn đột quỵ.
___________***___________
Chú thích về tác phẩm:
Ba Gã Cùng Thuyền ban đầu là một cẩm nang du lịch trên tạp chí Home Chimes.
Tác giả sau đó đã miêu tả lại: “Tôi không biết tôi lại là một người hài hước”, ông thú nhận. “Cuốn sách đáng lẽ được đặt tên là ‘Câu chuyện về dòng sông Thames’, bối cảnh và cả câu chuyện… tôi đều chưa từng đến đó. Có lẽ hoàn toàn nhờ sự giúp đỡ của yếu tố hài hước. Tôi đã vô cùng quyết tâm và thành công trong việc hoàn thành hơn một tá câu chuyện, và FW Robinson, đã xuất bản cuốn sách theo kỳ nhanh chóng gạt bỏ chúng… Ngay từ đầu anh ta đã phản đối cái tên (cũ) và đến giữa chừng, tôi bỗng nghĩ ra cái tên Ba Gã Cùng Thuyền, bởi vì chẳng còn gì đúng hơn cả.”
Jerome bán bản quyền sách cho NXB ở Bristol, JW Arrowsmith, người đã thành công với những tác phẩm ba-mươi-sáu-xu (bao gồm các tác phẩm của Arthur Conan Doyle và Anthony Hope), hiện tượng đã đánh bật “bộ ba tác phẩm” dưới thời Victoria. Đạo luật Giáo dục năm 1870 đã tạo ra một lượng độc giả mới vô cùng lớn, và Jerome vô cùng háo hức tiếp cận lượng độc giả này. Tuy nhiên, khi xuất bản, kế hoạch marketing của ông dường như đã đi chệch hướng. Ông đã không lường đến các nhà phê bình.
Sự thu hút của Jerome đối với các nhân viên ngân hàng và những “kẻ thấp kém” bị chỉ trích lên xuống. “Người ta có thể đã cho rằng,” ông viết trong My Life and Times, “đế quốc Anh đang lâm nguy. Tờ Standard nói tôi là mối đe dọa với văn học Anh; và tờ Morning Post cho tôi là tấm gương của kết quả tồi tệ của sự giáo dục thái quá từ những kẻ thấp kém…”
Cụ thể, các bình luận trải từ châm chọc chua cay cho đến hoàn toàn chống đối. Việc dùng tiếng lóng bị chỉ trích là “thô tục” và cuốn sách thực sự hấp dẫn với tầng lớp “ ‘Arrys and ‘Arriets” – thuật ngữ chỉ trích nhạo báng tầng lớp lao động London. Tạp chí Punch gán Jerome K Jerome là “ ‘Arry K ‘Arry”.
Tuy nhiên, cộng đồng độc giả dường như không mấy quan tâm. Ba Gã Cùng Thuyền bán chạy, bất chấp sự “thô tục” của nó. Cuốn sách cũng nhanh chóng bị ăn cắp bản quyền bởi những NXB Mỹ vô lương tâm. Ở Anh, Arrowsmith nói với một người bạn: “Tôi đã trả rất nhiều tiền bản quyền cho Jerome, tôi không thể tưởng tượng được điều gì đã diễn ra với tất cả những bản sách đã được in. Chắc độc giả đang ‘chén’ sách hay sao.”
Bản in đầu tiên ra mắt tháng Tám 1889, và liên tục được in cho tới tháng Ba 1909, sau khi đạt doanh số khoảng vài lần 200,000 bản thì xuất hiện bản in thứ hai. Trong phần giới thiệu ở bản in này, Jerome nói ông đã bán được khoảng 1 triệu bản (không bản quyền) khác ở Mỹ.
Cuốn sách cũng được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Bản tiếng Nga đặc biệt thành công và trở thành tác phẩm chuẩn mực trong nhà trường, có lẽ với tư cách là sự thật nơi trung tâm của đế quốc tư bản. Từ khi xuất bản, Ba Gã Cùng Thuyền chưa bao giờ ngừng được in thêm. Tôi thực sự yêu thích cuốn sách, và đã chọn nó làm cuốn sách “ốc đảo trên sa mạc” trên BBC Radio 4 năm 2000.
Ba tựa sách khác của Jerome K Jerome
Idle Thoughts of an Idle Fellow (1886); Three Men on the Bummel (1900); The Passing of the Third Floor Back, truyện (1907), kịch (1910).
(*) Joseph Conrad: tác giả tiểu thuyết Heart of Darkness (1899), viết về chuyến đi ngược dòng sông Congo.
___________***___________
Các tác phẩm của ông:
Tiểu Thuyết:
Idle Thoughts of an Idle Fellow (1886)
Three Men in a Boat (To Say Nothing of the Dog) (1889)
Diary of a Pilgrimage (and Six Essays) (1891) (full text)
Novel Notes (1893)
Second Thoughts of an Idle Fellow (1898)
Three Men on the Bummel (aka Three Men on Wheels) (1900)
Paul Kelver, a novel (1902)
Tommy and Co (1904)
They and I (1909)
All Roads Lead to Calvary (1919)
Anthony John (1923)
The Love of Ulrich Nebendahl (1909)
The Philosopher’s Joke (1909)
Tuyển tập:
Told After Supper (1891)
John Ingerfield: And Other Stories (1894)
Sketches in Lavender, Blue and Green (1895)
The Observations of Henry (1901)
The Angel and the Author and Others (1904)
American Wives and Others (1904)
The Passing of the Third Floor Back: And Other Stories (1907)
Malvina of Brittany (1916)
A miscellany of sense and nonsense from the writings of Jerome K. Jerome. Selected by the author with many apologies, with forty-three illustrations by Will Owen. 1924
Three Men in a Boat and Three Men on the Bummel (1974)
After Supper Ghost Stories: And Other Tales (1985)
Hồi ký:
My Life and Times (1926)
Truyện ngắn:
The Haunted Mill (1891)
The New Utopia (1891)
The Dancing Partner (1893)
Evergreens
Christmas Eve in the Blue Chamber
Silhouettes
The Skeleton
The Snake
The Woman of the Saeter
Kịch:
The Maister of Wood Barrow: play in three acts (1890)
The Night of 14 Feb.. 1899: a play in nine scenes
Miss Hobbs: a comedy in four acts (1902)
Fanny and the Servant Problem, a quite possible play in four acts (1909)
The Master of Mrs. Chilvers: an improbable comedy, imagined by Jerome K. Jerome (1911)
The Celebrity: a play in three acts (1926)
Robina’s Web (“The Dovecote,” or “The grey feather”): a farce in four acts
The Passing of the Third Floor Back (1908) (adapted as a film in 1935)