Chương 52

Chương 52

Khu đất rộng 185 mẫu của Château Villette nằm ở vị trí 25′ tây bắc Paris trong vùng ngoại ô Versailles. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Francois Mansart cho Bá tước Aufflay vào năm 1668, đây là một trong những lâu đài lịch sử quan trọng nhất ở Paris. Hoàn chỉnh với hai con hổ hình chữ nhật và những khu vườn do kiến trúc sư Le Nôtre thiết kế, Château Villette là một toà lâu đài khiêm nhường hơn là uy nghi lộng lẫy. Người ta âu yếm mệnh danh cho nó là Petite Versailles- Versailles nhỏ.

Langdon hãm phanh và chiếc xe tải bọc thép rùng mình dừng lại ở chân đường xe vào lâu đài dài tới một dặm. Bên kia chiếc cổng bảo vệ uy nghi, tòa dinh thự của Ngài Leigh Teabing nổi lên xa xa trên một bãi cỏ. Tấm biển trên cổng ghi bằng tiếng Anh: PRIVATE PROPERTY. NO TRESPASSING (Tài sản tư nhân. Không được phép xâm phạm).

Như để tuyên bố rằng tự bản thân nhà mình là một đảo Anh quốc trên đất Pháp, Teabing không chỉ trương biển bằng tiếng Anh, mà còn cho đặt hệ thống liên lạc từ cổng vào ở phía bên phải của chiếc xe tải – ở tất cả các quốc gia châu Âu phía này là phía ghế hành khách, ngoại trừ nước Anh.

Sophie nhìn hệ thống liên lạc đặt sai chỗ bằng con mắt lạ lùng:

“Nếu như ai đó tới đây mà không chở hành khách thì sao?”.

“Đừng hỏi”, Langdon có trải nghiệm này với Teabing, “Ông ấy thích mọi thứ vẫn theo cách bên quê nhà”.

Sophie hạ cửa xe bên phía cô: “Anh nên nói thì hơn”.

Langdon xoay người đổi tư thế và vươn mình ra qua Sophie để bấm nút trên hệ thống liên lạc: Thoảng một mùi nước hoa quyến rũ từ Sophie phả vào mũi ông và ông nhận ra họ đang kề sát bên nhau biết bao. Ông vẫn đợi trong tư thế ngả người bất tiện ấy, trong khi chuông điện thoại bắt đầu reo trên chiếc micrô nhỏ.

Cuối cùng thì hệ thống liên lạc cũng kêu lạo xạo và một giọng Pháp cáu kỉnh lên tiếng: “Château Villette đây. Ai đang gọi đấy?”.

“Tôi là Robert Langdon”. Langdon nói to, vẫn xoài người trên lòng Sophie, “Tôi là một người bạn của ngài Leigh Teabing.

Tôi cần sự giúp đở của ông ấy”.

Ông chủ tôi đang ngủ. Cũng như tôi đây. Ông có công chuyện gì với ông chủ tôi?”.

“Đây là chuyện riêng. Một vấn đề ông ấy đặc biệt quan tâm”.

“Vậy thì tôi chắc chắn rằng ông chủ sẽ vui lòng tiếp ngài vào sáng mai!”.

Langdon xoay người đi một chút: “Chuyện này rất quan trọng đấy”.

“Giấc ngủ của ngài Leigh cũng rất quan trọng. Nếu ông là bạn, thì hắn phải biết rằng ngài không được khoẻ chứ”.

Ngài Leigh Teabing bị bại liệt từ hồi nhỏ, và bây giờ vẫn phải đeo nẹp chân và dùng nạng để đi lại, nhưng Langdon thấy ông vẫn tràn trề nhựa sống trong lần gặp trước đến nỗi khó có thể coi đó là một tật nguyền. “Làm ơn nói với ngài là tôi đã phát hiện được thông tin mới về Chén Thánh. Mà thông tin ấy không thể chờ đến sáng mai được”.

Một quãng ngừng kéo dài.

Sophie và Langdon đợi, động cơ xe tải vẫn ì ầm chạy không tải.

Cả một phút trôi qua.

Cuối cùng ai đó lên tiếng: “Ôi ông bạn của tôi, tôi dám cá là anh vẫn đang theo giờ tiêu chuẩn ở Harvard”, giọng nói mạnh mẽ và nhẹ nhàng.

Langdon toét miệng cười khi nhận ra chất giọng Anh đặc sệt ấy: “Leigh à, xin lỗi vì đã đánh thức ông vào cái giờ khiếm nhã này”.

“Người giúp việc của tôi nói rằng không những anh đang ở Paris mà còn muốn tiết lộ thông tin về Chén Thánh nữa”.

“Tôi nghĩ điều đó có thể lôi ông ra khỏi giường mà”.

“Thì thế đấy”.

“Liệu có cơ may là ông mở cửa tiếp một người bạn cũ không?”.

“Những ai kiếm tìm sự thực thì còn hơn cả bạn bè. Họ là anh em ruột thịt”.

Langdon đảo mắt nhìn Sophie, quá quen với cái thói thích diễn kịch của Teabing.

“Thực ra tôi sẽ mở cửa thôi”, Teabing tuyên bố, “nhưng trước tiên tôi phải xác định tấm lòng chân thật của anh đã. Một bài kiểm tra sát hạch về danh dự đối với anh. Anh phải trả lời ba câu hỏi”.

Langdon rên rỉ rồi thì thầm với Sophie: “Hãy chịu đựng cùng tôi nhé. Tôi đã nói trước rồi mà, ông ấy là một tính cách đặc biệt”.

“Câu hỏi đầu tiên của anh đây”, Teabing tuyên bố, giọng điệu như Hercule. “Tôi phải đãi anh cà phê hay trà?”.

Langdon biết Teabing rất ghét cà phê Mỹ: “Trà đi. Hiệu Earl Grey”.

“Rất tốt. Câu hỏi thứ hai. Anh dùng dường hay sữa?”.

Langdon đắn đo.

“Sữa đi”, Sophie thì thầm bên tai ông. “Tôi nghĩ người Anh sẽ dùng sữa”.

“Sữa”, Langdon nói.

Im lặng.

“Đường được không?”.

Teabing không nói gì.

Khoan! Giờ thì Langdon đã nhớ ra thứ đồ uống đăng đắng mà ông đã được mời trong cuộc đến thăm lần thước và nhận ra câu hỏi này là một cái mẹo. “Chanh!” ông tuyên bố. “Earl Grey với chanh”.

“Quả vậy”. Giờ đây Teabing có vẻ rất khoái. “Và cuối cùng, tôi sẽ hỏi anh một câu nghiêm túc nhất”. Teabing dừng lại rồi sau đó nói bằng một giọng rất trịnh trọng. “Lần cuối cùng một vận động viên chèo thuyền của trường Harvard thắng một tay đua của trường Oxford tại giải Henley là vào năm nào?”.

Langdon không biết, nhưng ông có thể mường tượng ra lí do duy nhất câu hỏi được đưa ra: “Một trò hề lố bịch như thế chưa bao giờ xảy ra cả”.

Cửa bật mở: “Trái tim anh chân thật, anh bạn của tôi. Anh có thể vào”.

Mật mã Da Vinci – The Da Vinci Code

Mật mã Da Vinci – The Da Vinci Code

Score 9
Status: Completed Author:

Một mật mã khuất phục trí tuệ được giấu trong những tác phẩm của Leonardo da Vinci.
Một cuộc chạy đua tuyệt vọng qua các nhà thờ lớn và lâu đài của Châu Âu.
Một sự thật gây kinh ngạc bị che giấu trong nhiều thế kỷ... Cuối cùng cũng được hé mở.

Đây là một tuyệt phẩm thuần khiết - Nelson Demille.

Dịch giả: Đỗ Thu Hà
Hiệu đính: Dương Tương

Sự khẩn cấp tăng lên khi Langdon hé mở một mối liên hệ làm người ta phải giật mình: Người quản lý quá cố tham gia Tu viện của dân Do Thái - một tổ chức bí mật có thật mà trong số các thành viên của nó cả Ngài Isaac Newton, Bottcelli, Victor Hugo, và Da Vinci. Langdon có linh cảm rằng họ đang theo đuổi một bí mật lịch sử gây kinh ngạc, đã chứng minh trong nhiều thế kỷ là sáng tỏ và cũng rất nguy hiểm. Trong cuộc chạy đua điên cuồng qua Pari và các nơi khác, Langdon và Neveu nhận thấy rằng học đang đối chọi với một kẻ buôn đồ cổ đầy thế lực giấu mặt, hắn luôn xuất hiện để chặn trước mọi hàng động của họ. Trừ khi họ có thể giải mã câu đố hóc búa ấy, nếu không bí mật của Tu viện - và một sự thật lịch sử gây chấn động - sẽ biến mất mãi mãi.
Phá vỡ khuôn mẫu của các tiểu thuyết trinh thám truyền thống, mật mã Da Vinci vừa là bước đột phá nổi bật, đầy chất trí tuệ, vừa đươc sắp lớp một cách phức tạp với những chi tiết và những tìm tòi đáng chú ý. Từ những trang mở đầu cho đến phần kết không thể đoán trước và gây ngạc nhiên, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Dan Brown, đã chứng tỏ mình là người kể chuyện bậc thầy.

Mật mã Da Vinci là một cuốn tiểu thuyết . Hơn thế, nó còn là một cuốn tiểu thuyết đặc biệt. Tính đến thời điểm này, Mật mã Da Vinci của tác giả Dan Brown đã nắm giữ vị trí bestseller liên tục 132 tuần tại Mỹ,được dịch sang 44 thứ tiếng, hơn 36 triệu bản sách đã được tiêu thụ và đang được dựng thành phim. Giới bản bắt đầu nhắc đến cuốn sách như một siêu phẩm của mọi thời đại.
Với Mật mã Da Vinci tác giả Dan Brown đã châm ngòi một cuộc tranh cãi không tiền khoáng hậu trong lịch sử văn học phương Tây: tung hô và phản dối. Những hệ lụy của cuốn sách xuất phát từ chỗ nó hư cấu quá thành công...

Những lời tán thưởng gần đây dành cho Mật mã Da Vinci:

Dan Brown là một trong những nhà văn giỏi nhất, thông minh nhất của nước ta. Mật mã Da Vinci có nhiều điểm vượt khỏi một câu truyện trinh thám; đó là một tuyệt phẩm thuần khiết(Nelson Demille, Thời báo New York, tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất).

Mưu mô và những mối đe doạ đan xen trong những điều huyền bí nhất mà tôi đã từng đọc. Một câu chuyện gây kinh ngạc với những điều bí ẩn chồng chất (Clive Cussler, Thời báo new York, Tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất).

Mật mã Da Vinci là đỉnh cao của mọi đỉnh cao, làm cho người ta kinh ngạc qua mỗi lần giở sang trang. Bạn không thể dễ dàng đặt quyển truyện này xuống. Các độc giả khắp mọi nơi sẽ nhanh chóng nhận ra Dan Brown là một bậc thầy. (Vince Flynn, Thời báo New York, Tác giả của cuốn sách bán chạy Sự Chia Sẻ Quyền Lực).

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset