Nông gia lạc – Đả Tự Cơ N Hào
Thiện Phúc Bảo chuyển kiếp, mang theo một túi đại lễ, đầu thai vào một nhà nông thời cổ đại, trong túi đại lễ chỉ có một thứ duy nhất, đó chính là có được max độ hảo cảm của động vật.
Trong nhà, gà mái quý nàng, ra sức đẻ trứng để nàng ăn no. Trong núi, động vật nhỏ mến nàng, hái quả rừng, tặng thảo dược cho nàng. Mà con người là động vật cấp cao, tự nhiên cũng sẽ yêu thương nàng.
Truyện dã sử, không liên quan nhiều đến triều chính, hoàng thất, nam chính là người thường, chủ yếu nói về sinh hoạt gia đình trong thôn trang nhỏ.
Phần giới thiệu cho chúng ta thấy một bối cảnh rất đơn giản, trông có vẻ nhàm chán, nhưng khi bạn thử đọc những chương đầu tiên, bạn sẽ nhận thấy cốt truyện đơn giản này lại có rất nhiều cách khai thác.
Một vị thần tiên đi ngang qua, vô tình đánh rơi đồ vật làm chết một phàm nhân. Hắn lo sợ nhân quả nên giúp người này đầu thai vào một thế giới khác với một số mệnh thuận lợi hơn. Người này sau khi đầu thai vẫn giữ được kí ức của kiếp trước và còn mang theo một loại năng lực có thể khiến người khác yêu thương.
Sống ở thời cổ đại, con người ta thường có những đấu đá tranh giành, không nhất thiết phải trong cung đình mới có, mà trong một đại gia đình ở nông thôn với nhiều thế hệ cũng có.
Với việc xuất hiện một tiểu bảo bối đáng yêu không một ai cưỡng lại được như vậy, việc đấu đá sẽ trở nên rất buồn cười. Một mặt thì ghét bỏ, một mặt lại không cưỡng lại được mà yêu chiều. Từ đó tạo nên một tác phẩm thú vị với độ cute khó cưỡng.
Trích một đoạn trong văn án để mô tả cho sự “cute” này:
Màn kịch nhỏ:
Đại bá mẫu:
Ta là nhân vật phản diện, ta muốn tiền, ta muốn nhà, ta muốn đuổi cả nhà lão nhị và lão tam đi, tất cả đều là của ta.
Phúc Bảo xuất hiện ——
Con gái nhà lão tam sao lại khiến người ta yêu thương như vậy, lúc trước không phải nương ta có mang tới một hộp điểm tâm sao, mau chóng lấy cho Phúc Bảo mấy miếng để lấp bụng, lúc trưa Phúc Bảo cũng chưa ăn nhiều.
Phúc Bảo cầm điểm tâm vui vẻ rời đi ——
Đại bá mẫu nhìn hộp bánh vơi hơn nửa, giậm chân, tiểu yêu tinh tam phòng này, làm sao mà vừa thấy nó nàng liền mềm lòng, điểm tâm đó rõ ràng là nàng để dành cho Đại Lang đang đèn sách ăn.
Lần sau gặp lại Phúc Bảo ——
Đại bá mẫu:…
Con khỉ, đã bảo để ta làm trùm cuối cơ mà.
Sự đấu tranh của những nàng dâu trong một gia đình có chút của cải này sẽ là một chuỗi ngày đấu tranh giữ yêu hay không yêu. Sự dí dỏm đến từ thứ bảo bối mà vị thần tiên ngày nào trao cho nữ chính. Nó giúp câu chuyện đáng nhẽ phải u ám, đầy kịch tính trở nên dí dỏm, khiến người đọc phải mỉm cười.
Một sự thú vị của điền văn (thường được dân đọc truyện gọi là văn làm ruộng) là cách dẫn dắt câu chuyện. Vì là điền văn nên cấu trúc truyện rất đơn giản, từ đó tác gả rất dễ đầu tư cho tình huống và mạch truyện.
Diễn biến trở nên mềm mại và uyển chuyển, gần như không cần khuôn phép. Nữ chính là con của người con trai út trong số 3 anh em của Thiện gia. Cả ba anh em nhà họ Thiện đều đã lập gia đình. Gia đình anh cả có 1 đứa con trai, gia đình anh thứ hai có 2 con gái và 1 con trai, gia đình em út có 1 trai một gái.
Chỉ mỗi nói về số lượng con cái đã có nhiều đường khai thác rồi, vậy mà xuất thân của những người con dâu cũng không phải đơn giản. Cô cả là con trong 1 gia đình tú tài, không hẳn là nhiều tiền nhưng ít ra cũng không tệ, lại còn gia giáo, cô hai xuất thân từ gia đình đông con, là loại gia đình bình thường không gia không thế, cô ba là cháu họ của lão bà bà, là loại có quan hệ.
Chỉ từng đó thông tin cũng có thể xếp hạng nhân vật ra làm mấy phần rồi. Rồi thêm các anh con trai cũng mỗi người tính, mỗi người một vị trí trong lòng cha mẹ. Mọi thứ tạo nên một câu chuyện trông có vẻ bình thường nhưng lại phảng phất nét rất riêng.
Điểm thú vị của điền văn hệ thống câu chuyện. Càng theo dõi lại càng thấy cái hay của câu chuyện, của tác phẩm.