Chương 19: Cứu viện

Cứu viện

Từng người một được kéo lên trên xuồng, Vương Tứ Xuyên cúi mặt hôn vào thành chiếc xuồng cũ kĩ, giống như là cúi xuống hôn thảo nguyên bao la rộng lớn quê cha đất tổ của cậu ta mỗi khi trở về. Còn lũ chúng tôi khi lên được trên xuồng, người nào cũng như đã tê liệt, kiệt quệ, chỉ biết sụp xuống gối đầu lên thành xuồng, trước mắt như có màn đêm đen che phủ. Những gì vừa trải qua lúc nãy, âm thanh gầm gào, hối thúc của dòng nước xiết, cái lạnh thấu xương, sự khủng hoảng, tiếng hát, tất cả biến thành xoáy nước xoay tròn, càng lúc càng trôi xa phía chúng tôi.

Ranh giới sống chết sao mà gần nhau đến thế, tất cả cứ như trong một giấc mơ.

Lúc tôi sắp hôn mê đi thì một người bên cạnh xốc tôi dậy, cởi trang phục của tôi ra, lúc đó, cái lạnh xộc tới mới khiến cho tôi có cảm giác khó chịu.

Chúng tôi cởi hết quần áo, khoác lên người tấm chăn chiên, lúc đó mới cảm giác ấm trở lại. Chúng tôi run lẩy bẩy nhìn nghững người vừa đến cứu, đa số đều là những người lạ, có hai người cùng cấp bậc với tôi, nhưng tôi chưa từng gặp trước đây, chỉ có duy nhất anh Miêu đang ngồi ở đầu xuồng là quen mặt.

Vương Tứ Xuyên lau khô người xong thì bắt đầu hỏi chuyện xem tại sao mấy người lại tới đây được. Một người lính trong nhóm bảo với cậu ta rằng sáng hôm nay trên doanh trại điện báo về: cách thượng lưu sông Khachaer chừng hai chục dặm có mưa lớn, bảo chúng tôi cẩn thận không bị lũ quét. Lúc đó anh Miêu trong doanh trại nhận lệnh, vừa nghe được thông tin, mặt mày biến sắc, vội vàng đi tìm đại tá báo cáo việc sông ngầm sắp có lũ dâng. Ban đầu, vị đại tá kia còn không tin, nhưng bị anh Miêu thúc giục dữ quá nên mới tập họp bọn họ thành một đội cứu viện. May tới được đây kịp thời, nếu như chậm chân chút nữa, e rằng lúc đó, họ không phải đội cứu viện nữa mà là đội lo hậu sự cho chúng tôi rồi.

Vương Tứ Xuyên cảm tạ trời đất, ông bà tổ tiên phù hộ, còn xin nhận anh Miêu là bố nuôi của cậu ta và đòi ôm hôn anh Miêu thắm thiết nữa.

Nhưng anh Miêu chỉ nhìn rồi cười mà không nói gì, anh ta nhìn tôi, rồi lại nhìn Bùi Thanh, rõ rang là có ẩn ý sâu xa gì đó.

Lúc đó tôi mới nhận ra chiếc xuồng cứu bọn tôi không phải quay đầu xuôi trở lại mà tiếp tục đi theo dòng nước xiết hướng về phía trước. Tôi hoảng sợ nói: “Anh Miêu, chúng ta đang đi đâu đây? Phía trước mặt là hết đường rồi.”

Nghe tôi hỏi, Vương Tứ Xuyên lúc đó cũng giật mình nhận ra vấn đề, mấy người khác mặt cũng biến sắc, tất cả hét lên: “Đúng đấy! Bên trong không có đường đâu.” Vương Tứ Xuyên sợ hãi: “Chỗ này địa thế rất thấp, ta mau đi lên thượng nguồn, nếu không chỗ này biến thành cái hồ chứa, ta sẽ bị nhốt lại ở đây, có khi nước sẽ ngập tới trần hang.”

Tất cả chỗ lính đều nhìn về phía anh Miêu, tỏ ra đồng tình với Vương Tứ Xuyên, song anh Miêu không thèm chú ý tới bọn họ, anh rít một hơi thuốc rồi quay sang cậu lính ngồi đầu xuồng ra lệnh: “Tiến lên trước!”

Bốn chiếc xuồng cao su xung quanh giống như cây lao, lập tức tiến về phía trước. Chúng tôi không hiểu được ý tứ của anh Miêu, cả bọn nhất loạt chồm dậy. Mặt mày Vương Tứ Xuyên tái nhợt đi, chúng tôi vừa chui lên từ ranh giới giữa sự sống và cái chết, lúc này không muốn lại tiếp tục rơi vào cảnh đó nữa.

Thế nhưng tốc độ của mấy chiếc xuồng quá lớn, chúng tôi đang tranh cãi thì dường như nó đã tới đến cuối động rồi.

Lúc đó anh Miêu mới giơ tay làm hiệu, chỉ chỗ trước mặt, ra dấu cho mọi người im lặng.

Do nước dâng rất cao, nên chỗ chúng tôi bây giờ cao hơn rất nhiều so với vị trí cũ. So với chỗ chúng tôi phát hiện ra cánh cửa sắt thì chỗ này ít nhất cũng phải cao hơn ba chục mét, cũng vì cách nhau xa quá nên lúc chúng tôi đứng dưới cánh cửa bấm đèn chiếu lên đỉnh, ánh sáng không thể chiếu tới nơi này, nên chúng tôi chưa nhìn được thấy đỉnh động, vì khi đó ngước lên cũng chỉ thấy một màu đen sì.

Giờ thì chúng tôi đang ở trên độ cao có thể nhìn rõ mọi thứ từ phía trên đỉnh động, tôi có thể nhìn thấy vách động nối với nóc động tạo thành một góc nhọn, từ trên đó rủ xuống rất nhiều các nhũ đá khổng lồ, trông giống như những chiếc nanh thúc, mờ mờ, ảo ảo, nhiều không thể đếm xuể. Khung cảnh đó mờ ảo, huyền bí, giữa dòng nước xiết, nhưng khi ấy chúng tôi không có nhiều thời gian để nhìn kĩ chúng, nên bây giờ không còn lưu giữ được mấy hình ảnh về chúng.

Mãi cho đến khi nhìn thấy một nơi trên đỉnh động thì chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm, vì tại điểm cao nhất của trần động, chỗ chụm lại của các đỉnh vách đá có một khe nứt rộng khoảng chục mét, từ trên đó, dòng nước giội xuống như tuấn mã truy phong làm tung bọt mặt nước dưới chân chúng tôi.

Tôi vừa nhìn thấy đã hiểu ngay, có thể lý giải thế này, năm xưa khi cấu tạo địa chất vận động không hề bịt kín hang động này, vì vậy nơi này chỉ là một nếp gấp, con đường thông với phần tiếp theo của động chính là phía trên đỉnh động.

Tôi không biết miêu tả như vậy liệu có giúp các bạn hiểu được kết cấu của hang động này không. Có thể nói thế này, chỗ chúng tôi vừa đi qua lúc nãy, chính là chỗ phát hiện chiếc cửa sắt ấy, chỉ giống như một cái túi chứa nước của dòng sông ngầm dưới đất, bởi vì diện tích của nó nhỏ nên không thể gọi là hồ ngầm được, nhưng nó lại có tác dụng giống như một cái hồ ngầm dưới lòng đất để điều chỉnh dung lượng nước của dòng sông ngầm. Do đã khô cạn nhiều năm, nên lúc chúng tôi đi tới mực nước dưới dòng sông ngầm đã cạn tới đáy rồi, vì thế cái túi nước vẫn chưa kịp phát triển thành hồ này đã bị trơ đáy. Chỗ chúng tôi đến khảo sát chính là đáy hồ, là chỗ thấp nhất nên đương nhiên không thể tìm được đường đi tiếp xuống dưới.

Đây thực sự là một việc nhầm lẫn, với quan điểm “nước chảy chỗ trũng” chúng ta thường cảm giác như đường đi nằm ngay phía dưới chân mình, nên không nghĩ tới và cũng không tìm kiếm phía trên đỉnh động.

Tôi định hỏi anh Miêu làm sao anh ấy biết được điều này, nhưng thời gian lúc đó không cho phép, tốc độ dòng nước chảy rất xiết, khi con thuyền của chúng tôi leo đến chỗ miệng khe thì đột nhiên bị xoay tròn, mọi người mất thăng bằng bị ngã sấp xuống. Vừa dứt lời, chúng tôi đã bị xoay vòng xuống cái khe, cứ thế va đập ầm ầm vào hai bên vách động, một cậu lính bị văng nửa người ra ngoài, may có Bùi Thanh hét lên, nhanh tay kéo lại nên cậu ta mới thoát chết, sau đó thì trời đất quay cuồng, tối om om, chúng tôi chẳng biết gì nữa.

Tôi cũng không biết con xuồng đang đâm ngang hay chọc dọc nữa, vừa trải qua cực điểm của mệt mỏi và kinh hoàng, lại tiếp tục phải chiến đấu với hoàn cảnh khủng khiếp này, tôi đành nhắm mắt phó mặc cho số phận. Cứ thế cắn răng chịu đựng mấy phút, cuối cùng đầu tôi mụ mị dần đi…

Đại Mạc Thương Lang

Đại Mạc Thương Lang

Score 7
Status: Completed Author:

Những năm sáu mươi của thế kỉ trước, nhân vật “tôi” cùng các thành viên ưu tú trong ngành thăm dò địa chất của khắp Trung Quốc bất ngờ bị điều vào đại đội công trình địa chất bí mật.

Với tờ mật lệnh trong tay, họ không hề biết đích đến, không hề biết địa điểm cũng như nguyên nhân, họ bắt đầu bước chân vào cánh rừng rậm nguyên sinh ở biên giới Trung Quốc - Mông Cổ, nơi ngay cả những kĩ sư địa chất dày dạn kinh nghiệm nhất cũng chưa từng biết đến.

Cuốn tiểu thuyết là cuộc hành trình quái dị và rùng rợn vào chiếc hộp thời gian nơi đáy vực sâu. Và chiếc máy bay mà họ phát hiện, sau đó dùng để bay xuống vực sâu cũng chính là chiếc máy bay mà mấy chục năm trước quân Nhật đã từng dùng để bay xuống đó… Chiếc máy bay không ngừng lặp đi lặp lại nhiệm vụ đưa những con người tham vọng và tò mò đi gặp tử thần…

Vậy “tôi” có thể tác động được diễn tiến của quá trình và kết thúc tấn bi kịch này không hay anh càng gỡ càng rối, càng sa chân vào mớ bòng bong vô cùng vô tận của thời gian?

Sau bao nỗi lo lắng khi ngồi trong thùng xe tải kín mít đến nơi tập kết, họ được xem “thước phim số 0” tuyệt mật do lãnh đạo trung ương cung cấp. Cảnh tượng diễn ra trên màn hình khiến tất cả các thành viên đều không thể tin vào mắt mình: một chiếc máy bay ném bom hạng nặng của không quân Nhật xuất hiện trong lớp vỏ đá cách mặt đất 1.200 mét!

Đây là một âm mưu hay hiện tượng siêu tự nhiên? Nếu không phải không gian bị bóp méo thì sức mạnh điên rồ nào đã đưa chiếc máy bay xuống nơi đó?! Hay trước khi chiến bại, quân Nhật đã tiến hanh những hành động với mục đích vô cùng đen tối?

Trong thế giới con chữ đầy cạm bẫy nhưng rất mực mê hoặc, mỗi độc giả chạm tay vào tiểu thuyết của Nam Phái Tam Thúc đều sa chân vào những ngờ vực và ẩn số được bố trí khắp tiểu thuyết mà không thể tự thoát ra nổi!

Bộ tiểu thuyết Đại Mạc Thương Lang của tác giả Nam Phái Tham Thúc gồm hai tập là Thám hiểm cực địa và Chuyến bay tuyệt mệnh. Nam Phái Tam Thúc đã miệt mài suốt 3 năm mới hoàn thành bộ tiểu thuyết này. Nội dung của bộ truyện nói về chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm dưới hang động cách mặt đất 1.200 mét của các thành viên đội thám trắc địa chất đầu tiên Trung Quốc từ những năm 60 thuộc thế kỷ 20. Cả câu chuyện được diễn ra trong không gian đóng kín, tối tăm, đầy lo lắng, nghi hoặc, sợ hãi và cả ngộp thở. Đó là cuộc hành trình mà nhân vật chính suốt đời không thể nào quên, từng tầng bí mật nơi lòng đất sâu thẳm được hé lộ khiến người ta ngộp thở, nó thử thách lý trí của độc giả đến cực hạn.

Điều hấp dẫn nhất trong Đại Mạc Thương Lang chính là trí tưởng tượng tiệm cận đến điên cuồng và những cuộc thám hiểm tưởng chừng vô cùng điên rồ của các nhân vật trong tác phẩm, hai yếu tố đó liên tục kích thích hệ thần kinh độc giả, đặc biệt là những độc giả thích tìm hiểu những sự vật mới lạ và thần bí.

Vòng tuần hoàn chết trong bộ tiểu thuyết này khiến tôi liên tưởng đến bộ phim “Tam giác quỷ” (Triangle). Trong đó, chi tiết khiến tôi thấy rùng rợn nhất trong phim là đống thi thể của nữ vật chính được chất đầy trên một góc con tàu, còn trong Đại mạc thương lang là một đống “tôi” sống sót trong “trạm lánh nạn”...

Nam Phái Tam Thúc là cao thủ viết truyện phiêu lưu mạo hiểm. Cảm giác khi đọc Đại mạc thương lang gần giống với cảm giác khi xem phim “Mất tích” (Lost). Cũng chỉ hai tác phẩm này khiến tôi nảy sinh cảm giác như vậy, bởi cả hai đều có trí ý tưởng và tưởng tượng đạt đến độ điên cuồng...

Đọc câu chuyện của Nam Phái Tam Thúc thực sự thấy mất sức hơn tưởng tượng ban đầu. Bởi tư duy logic của tác giả vô cùng đặc biệt, nhìn thì có vẻ rất chặt chẽ và có đầu có cuối, nhưng thực tế lại vô cùng hỗn loạn. Kiểu truyện nhìn thì có vẻ rõ ràng nhưng thực chất lại rối rắm bao giờ cũng kinh dị hơn loại truyện vừa nhìn đã thấy rối rắm. Cũng nhờ thế mà nó trở nên thu hút hơn.

Hơn nữa, Nam Phái Tam Thúc lại sử dụng ngôi thứ nhất để kể truyện, khiến tôi có cảm giác như mình phải mò mẫm tư duy của một bệnh nhân tâm thần...

Tác giả

Nam Phái Tam Thúc

Nam Phái Tam Thúc có tên thật là Từ Lỗi, hiện sống ở Hàng Châu. Anh là người sáng lập ra trường phái tiểu thuyết Nam Phái và được mệnh danh là tiểu thuyết gia viết truyện giàu kịch tính, giàu trí tưởng tượng nhất Trung Quốc.

Nam Phái không chỉ là biệt danh của tác giả mà còn là tên của một trường phái tiểu thuyết đang thịnh hành ở Trung Quốc. Đó là trường phái mở ra một quan niệm hoàn toàn mới: "Hãy để trí tưởng tượng đạt tới cực hạn!", trường phái này sáng tạo nên một mô thức viết truyện theo lối tự do, với mô thức ấy các tác giả có thể thỏa sức viết ra những điều mình khát vọng nhất, viết ra những chuyện kỳ bí, phi thực tế nhất...

Anh đến với văn học mạng một cách tình cờ vào năm 2006 nhưng không ngờ đây lại là một duyên may, bởi nó đưa anh lên ngôi vị “Nhà văn giàu nhất Trung Quốc” vào năm 2011 với số thuế nộp cho nhà nước là 1580 vạn Nhân dân tệ (tương đương 55 tỷ 300 triệu VND). Từ đó trong con mắt của rất nhiều người, tiểu thuyết Trung Quốc chỉ còn tồn tại hai trường phái đó là Nam Phái và phi Nam Phái.

Đại Mạc Thương Lang là tác phẩm của cá nhân Nam Phái Tam Thúc nhưng thuộc quyền sở hữu của Nam Phái tiểu thuyết đường hội. Bộ tiểu thuyết hai tập này được xuất bản vào tháng 3 năm 2010 và trở thành màn chào hỏi thuyết phục nhất của Nam Phái đường hội. Tiểu thuyết của Nam Phái khiến độc giả hiểu thế nào là một tiểu thuyết dũng mãnh và thế nào là một tác giả cá tính!

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset