Giới thiệu

Giới thiệu

Ngôn từ có một sức mạnh không thể tưởng tượng nổi. Nó có thể mang tới niềm hạnh phúc to lớn nhất, cũng có thể mang tới sự thất vọng sâu sắc nhất; có thể giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh; có thể giúp người diễn thuyết chi phối thính giả, đồng thời thay họ đưa ra quyết định. Ngôn từ có thể khơi dậy những tình cảm mãnh liệt nhất, qua đó thúc đẩy mọi hành động của con người.

Sigmund Freud (1)

Tuyệt vọng, sụp đổ, tự hủy hoại mình, tự vẫn…

Điều đáng sợ không phải ở chỗ chúng ta đã làm ra những việc này.

Mà ở chỗ chúng ta căn bản không biết tại sao mình lại làm như vậy.

Dùng tâm lý để phạm tội, dùng ý nghĩ để giết người.

Đó chính là sức mạnh đáng sợ của hành vi “ám thị(2) giết người”.

Danh sách tử vong kỳ lạ

Bên cạnh chúng ta, những vụ án mạng ly kỳ đang liên tiếp xảy ra…

Người chết thứ nhất: Tạ Bác Văn, Giáo sư Học viện Hóa học và Phân tử trực thuộc Đại học Z. Ngày 9/2/2009, Tạ Bác Văn ngồi trên xe do đồng nghiệp Thư Tình cầm lái. Đột nhiên, Thư Tình cho xe lao vào chiếc xe tải chạy cùng chiều trên đường như một kẻ điên. Tạ Bác Văn vì lồng ngực bị xuyên thủng và mất máu quá nhiều, cuối cùng bị sốc mà chết…

Người chết thứ hai: Đinh Tuấn Văn, sinh năm 1967, khi còn sống từng đảm nhiệm vị trí nhân viên quản kho của Sở Nghiên cứu Hóa học ứng dụng trực thuộc Đại học Z. Ngày 1/4/2009, Đinh Tuấn Văn bất ngờ bị người vợ đã đầu ấp vai kề gần hai mươi năm nổi điên đẩy ra ngoài qua cửa sổ nhà mình…

Người chết thứ ba: Trần Hy, nữ, sinh tháng 5/1980, khi còn sống từng là phóng viên kênh Tổng hợp của Đài Truyền hình tỉnh. Đêm ngày 18/05/2009, Trần Hy vốn khỏe mạnh chín chắn bỗng chết trong nhà vì nhồi máu cơ tim cấp tính do sợ hãi quá độ…

Người chết thứ tư: Vương Vĩ, nam, sinh ngày 13/10/1971, từng là nhân viên của Sở Giáo dục thành phố. Sáng ngày 25/6/2009, Vương Vĩ vốn thành đạt, phong độ, bị phát hiện đã chết trong nhà, thi thể hoàn toàn trần trụi, bị dính chặt vào đáy bồn tắm bằng băng keo chịu lực, cổ tay bị trói chặt bằng dây thép bện buộc thành nút thòng lọng…

Người chết thứ năm: Hà Ngọc Bân, nam, sinh tháng 6 năm 1974, khi còn sống từng là Phó giám đốc bộ phận Thị trường của Công ty Dược phẩm E. Ngày 18/8/2009, Hà Ngọc Bân đột nhiên bị người thượng cấp vốn có quan hệ khá tốt với mình là Triệu Hải Thời dùng súng bắn chết trong một phân xưởng sản xuất của công ty…

Điều kì lạ là bỗng nhiên một người phụ nữ trói gà không chặt đã đứng ra tự thú, nói rằng tất cả những người đó đều là do mình giết. Cảnh sát nhanh chóng tiến hành điều tra, chẳng bao lâu sau đã phát hiện ra một nghịch lý đáng sợ: Những người này không phải tự sát thì là tử vong do tai nạn ngoài ý muốn, hung thủ thực sự trong mấy vụ án giết người cũng đã bị pháp luật trừng trị, tất thảy đều không liên quan gì tới người phụ nữ kia. Cô ta rốt cuộc đã ra tay như thế nào?Mà càng đáng sợ hơn là danh sách tử vong lạ kỳ này hãy còn chưa kết thúc…

— —— —— ——-
1. Sigmund Freud tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud, nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Cho đến ngày nay, mặc dỳ lý thuyết về phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng tất cả vẫn phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX-ND

2. Ám thị tức là dùng tác động tâm lý để khiến cho người ta làm theo một cách thụ động

Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy

Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy

Score 6
Status: Completed Author:

Tuyệt vọng, sụp đổ, tự hủy hoại mình, tự vẫn…

Điều đáng sợ không phải ở chỗ chúng ta đã làm ra những việc này.

Mà ở chỗ chúng ta căn bản không biết tại sao mình lại làm như vậy.

Dùng tâm lý để phạm tội, dùng ý nghĩ để giết người.

Đó chính là sức mạnh đáng sợ của hành vi “ám thị giết người”.

Những người tự kết liễu cuộc đời mình vì sự ám thị của một ai đó… Rốt cuộc đây là một sức mạnh thần kỳ và khiến người ta kinh sợ tới mức nào? Nó gần như đã làm đảo lộn mọi khái niệm về tâm lý học và tâm lý học tội phạm thông thường, hóa ra cao thủ thực sự chỉ cần dùng mấy câu nói, mấy động tác là đã có thể giết người trong vô hình; hóa ra tinh thần chỉ cần đủ mạnh là có thể đưa người khác vào chỗ chết. Thế giới nội tâm của con người rốt cuộc phức tạp tới mức độ nào? E rằng so với vũ trụ mênh mang còn bao la rộng lớn và sâu thẳm khó lường hơn!

Đừng nói chuyện với cô ấy được xem là cuốn tiểu thuyết trinh thám tâm lý tội phạm “cân não nhất” trên văn đàn Trung Quốc. Những triết lý về phân tâm học của Sigmund Freud được tác giả vận dụng khá nhuần nhuyễn trong từng câu chữ, do đó, độc giả nhất định sẽ bị cuốn hút vào từng trang sách, sống cùng nhân vật với những cảm xúc hồi hộp, lo lắng và sợ hãi vô cùng ngoạn mục. Có thể nói, Đừng nói chuyện với cô ấy là một cuốn bách khoa toàn thư hữu ích cho người mới “nhập môn” thể loại tiểu thuyết trinh thám tâm lý tội phạm này.

Tuy nhiên, tất cả những tình tiết được đưa ra trong truyện chỉ là những ví dụ nho nhỏ hư cấu nhằm giải nghĩa một bộ phận triết lý trong phân tâm học, không mang tính xác thực và chỉ có nhiệm vụ làm tăng thêm độ hấp dẫn cho tác phẩm. Thể theo nguyện vọng của đa số độc giả, Ban Biên tập xin được giữ nguyên các tình tiết và câu từ của tác giả, để bạn đọc có thể phần nào hiểu rõ hơn về các lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud.

Tác giả:

Tên thật là Trương Hâm, sinh sau năm 1985, tuy tuổi còn trẻ nhưng đã có một giai đoạn trải nghiệm rất ly kỳ.

Tác giả có kiến thức sâu rộng, phong phú, đề cập đến nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, y học, tâm lý học. Từ nhỏ đã yêu thích viết văn và viết không ngừng nghỉ hơn mười năm qua với ngòi bút hết sức đặc sắc và điêu luyên.

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset