RENNES-LE-CHÂ-TEAU 1:30 CHIỀU
MALONE VÀ STEPHANIE ĐANG ĐI NGANG QUA MỘT KHU vực đông người. Một chiếc xe buýt khác đang đi ngược phố chính về phía bãi đỗ xe. Nửa đường, Stephanie bước vào một quán ăn và nói chuyện với chủ quán. Malone ngắm nhìn mấy món cá ngon lành mà mấy người khách đang ăn, nhưng cũng hiểu là chuyện ăn uống phải để lại sau.
Anh giận giữ vì Stephanie đã nói dối anh. Hoặc là bà không đánh giá đúng, hoặc là bà không hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình hình. Những gã đàn ông đầy cả quyết, sẵn sàng chết và giết người, đang tìm kiếm điều gì đó. Anh đã từng gặp những kẻ tương tự nhiều lần, và càng có thêm thông tin thì càng có nhiều cơ may giành thắng lợi hơn. Đối đầu với kẻ thù đã mệt mỏi lắm rồi, nhưng lo lắng về một đồng minh thì còn làm phức tạp tình thế lên nhiều.
Rời khỏi quán, Stephanie nói, “Ersnt Scoville bị xe đâm vào tuần trước khi đang di dạo như thường ngày. Ông ấy được nhiều người yêu quý. Ông ấy sống ở đây cũng lâu rồi”.
“Ai lái xe?”
“Không có nhân chứng. Không có gì cả”.
“Chị có biết Scoville không?”
Bà gật đầu “Nhưng ông ấy không quan tâm đến tôi. Chúng tôi hiếm khi nói chuyện, ông ấy đứng về phía Lars trong cuộc tranh cãi của chúng tôi”
“Chị gọi cho ông ấy khi nào?”
“Ông ấy là người duy nhất mà tôi có thể nghĩ tới để hỏi về quyển nhật ký của Lars. Ông ấy rất lịch thiệp, nếu nghĩ là đã nhiều năm chúng tôi không nói chuyện với nhau rồi. Ông ấy muốn nhìn thấy quyển nhật ký. Vì vậy tôi tính là sẽ cải thiện được quan hệ với ông ấy bằng cách đến đây”.
Anh tự hỏi về bà. Căng thẳng với chồng, với con trai, và bạn bè của chồng. Nguồn gốc cảm giác tội lỗi của bà đã rõ ràng, nhưng những gì bà dự tính làm cho điều đó vẫn còn rất mù mờ.
Bà ra hiệu cho anh đi theo. “Tôi muốn đến xem nhà của Ersnt. Ông ấy là một tủ sách khá lớn. Tôi muốn đến xem liệu những quyển sách còn ở’ đó không”.
“Ông ấy có vợ không?”
Bà lắc đầu, “Một người cô độc. Có thể coi là một ẩn sĩ”.
Họ đi theo một lối đi giữa những dãy nhà có vẻ như được xây cho những người chủ đã chết từ lâu.
“Chị có thật sự tin là có một kho báu được giấu ở đâu đó không?”, anh hỏi.
“Khó nói lắm, Cotton. Lars hay nói là chín mươi phần trăm câu chuyện về Saunière là bịa đặt. Tôi đã trách ông ấy bỏ phí thời gian cho một chuyện điên khùng đến vậy. Nhưng ông ấy luôn nghĩ đến mười phần trăm sự thật kia. Đó chính là cái chiếm giữ đầu óc ông ấy và ở một mức độ lớn, cả Mark nữa. Những việc kỳ lạ có vẻ như đã xảy ra ở đây một trăm năm trước”.
“Chị đang nói đến Saunière à?”
Bà gật đầu.
“Giúp tôi hiểu những chuyện đó đi”.
“Đúng ra là tôi cần được giúp đỡ trong việc đó. Nhưng tôi có thể nói cho anh thêm những gì tôi biết về Bérenger Saunière”.
“Con không thể rời giáo xứ nơi còn nhiều điều giữ con lại”, Saunière nói với giám mục khi đang ngồi trước ông già ở cung điện giám mục Carcassonne, hai mươi dặm về phía Bắc Rennes-le-Château.
Ông đã tránh cuộc gặp nhiều tháng nay, viện cớ bác sĩ không cho phép ông đi xa vì lý do bệnh tật. Nhưng giám mục vẫn khăng khăng, và yêu cầu cuối cùng đã được một sứ giả đặc biệt mang đến, với lệnh truyền miệng là phải đưa ông về.
“Con sống xa hoa hơn cả ta ”, giám mục nói. “Ta muốn có giấy tờ chứng tỏ nguồn gốc tài sản của con, và việc này vừa gấp vừa quan trọng”.
“Ôi chao, thưa Đức cha, cha đang đòi hỏi con điều duy nhất mà con không thể nói ra. Nhiều kẻ có tội mà con cảm hóa được nhờ ân đức của Chúa đã cho con những khoản tiền lớn đó. Con không muốn làm lộ những bí mật của những lần xưng tội bằng cách nói tên họ cho cha”.
Giám mục có vẻ như cân nhắc những lời của ông. Đó là một cách nói khôn ngoan, hoàn toàn đáng tin.
“Thế thì chúng ta sẽ nói về lối sống của con vậy. Điều này thì không được bảo vệ bởi các bí mật của xưng tội”.
Ông vờ tỏ ra vô tội. “Lối sống của con hết sức bình dị”.
“Người ta không nói với ta như vậy”.
“Thông tin của cha không chính xác rồi”.
“Thử xem xem nào”. Giám mục mở một cuốn sách dày nằm trước mặt ông. “Ta đã cho làm một bản kiểm kê, nghe khá là thú vị đấy”
Saunière không thích nghe đến chuyện đó. Quan hệ giữa ông và giám mục trước khá lỏng lẻo và mang tính nghi thức, và ông được hưởng một sự tự do lớn. Ông giám mục mới này lại là một vấn đề khác hẳn.
“Năm 1891 con bắt đầu thực hiện sửa sang nhà thờ giáo xứ. Vào thời đó, con cho thay cửa và xây một cánh công, đặt một ban thờ và bục giáng mới, và sửa mái, Mới khoảng hai nghìn hai trăm franc. Rồi đến phòng xưng tội mới, bảy trăm franc, tượng và các thánh giá, tất cả đều được Giscard làm ở Toulouse về, mất ba nghìn hai trăm franc. Năm 1696, thêm một đống rương hòm, bốn trăm franu. Rồi năm 1000, một phù điêu thánh Mciry Magdalerie nghe nói là khá tinh xảo, được đặt trước ban thờ”,
Saunière chỉ ngồi nghe. Rõ ràng là giám mục đã theo sát chi tiêu của giáo xứ. Người phụ trách ngân quỹ trước đã nghỉ được vài năm, vì thấy rằng những gì mình đang làm đi ngược với các đức tin của mình. Rõ ràng là đã có ai đó rình mò tố cáo ông.
“Ta đến đây vào năm 1902″, giám mục nói. “Trong tám năm vừa qua, ta đã có – phải nói thêm là không có kết quả gì – mời con đến đây để trả lời cho những mối lo lắng của ta. Nhưng trong suốt khoảng thời gian đó, con đã lại xây tiếp Villa Béthanie sát kề nhà thờ. Cái đó thì ta được biết là được xây theo lối tư sản, một kiểu nhại các loại phong cách, tất cả đều từ đá cắt. Cửa sổ kính, một phòng ăn, và nhiều phòng ngủ cho khách khứa. Ta nghe nói có ít khách lắm. Đó là nơi con dùng để tiêu khiển”.
Lời bình luận rõ ràng là tìm đến một câu trả lời, nhưng ông không nói gì.
Rồi lại còn có Tour Magdala nữa, sự ngông cuồng về một thư viện nhìn ra thung lũng. Theo báo cáo thì đó là một trong những công trình bằng gỗ đẹp nhất của cả vùng. Lại còn thêm các bộ sưu tập tem và bưu thiếp của con nữa, tất cả đều rất lớn, và thậm chí còn có những con thú ngoại quốc. Tất cả đáng giá đến hàng nghìn franc” Giám mục đóng quyển sách lại. “Thu nhập của giáo xứ của con không nhiều hơn hai trăm năm mươi franc một năm. Làm thế nào mà con có thể có được từng ấy tiền?
“Như con vừa nói rồi đấy, thưa Đức cha, con đã nhận tiền của những người đóng góp cá nhân, từ những linh hồn muốn được nhìn thấy giáo xứ của con đẹp đẽ hơn”.
“Con đang nói dối một cách thô thiển đấy”, giám mục tuyên bố. “Bán những điều thiêng liêng. Con mắc trọng tội”.
Ông đã được báo trước về lời kết tội đó. “Tại sao cha lại trách cứ con? Giáo xứ của con, khi con đến, ở vào một tình trạng thảm hại. Dù thế nào đi nữa thì nghĩa vụ của những người ở trên con là đảm bảo cho Renhes-ỉe-Château một nhà thờ xứng đáng với lòng tin và một nơi trú ngụ tử tế cho linh mục. Nhưng trong suốt một phần tư thế kỷ con đã phải làm việc và xây dựng lại nhà thờ mà không hỏi đến một xăng tim của giáo khu. Con thấy rằng mình xứng đáng được khen ngợi chứ không phải là chịu những lời buộc tội như thế này”.
“Tất cả những chi tiêu đó tổn bao nhiếu tiền?”
Ông quyết định trả lời. “Một trăm chín mươi ba nghìn franc”.
Giám mục cười. “Tu viện trưởng, đấy chắc là còn chưa tính đến đồ đạc, tượng, và gương. Theo tính toán của ta thì con đã tiêu hơn bảy trăm nghìn franc”.
“Con không giỏi việc kế toán lắm, nên con không thể nói chính xác chi phí được. Tất cả những gì con biết là người dân Rennes thích nhà thờ.”.
“Chính quyền thông báo là mỗi ngày con nhận từ một trăm cho đến một trăm năm mươi giấy báo lĩnh tiền qua bưu điện. Chúng đến từ Bỉ, Ý, Rhineland, Thụy Sỹ, và khắp nơi trên nước Pháp. Mỗi giấy từ năm đến bốn mươi franc. Con hay đến ngân hàng ở Couiza, ở đó con đổi chúng ra tiền. Con giải thích việc đó như thế nào?”
“Tất cả thư từ của con đều do người giúp việc quản lý. Bà ấy mở và trả lời mọi yêu cầu. Bà ấy có thể trả lời câu hỏi đó”.
“Con là người xuất hiện ở ngân hàng”.
Ông vẫn tiếp tục câu chuyện của mình. “Cha có thể hỏi bà ấy”.
“Thật không may, bà ấy không thuộc quyền quản lý của ta”.
Ông nhún vai.
“Tu viện trưởng, con đang buôn thần bán thánh. Rất rõ ràng, ít nhất là với ta, là những phong bì gửi đến giáo xứ của con không phải là thư từ của những người hảo tâm. Mà là cái gì đó đáng ngại hơn nhiều”.
Ông im lặng.
“Ta đã tính toán. Trừ khi con được trả rất nhiều tiền cho các lễ mixa – và cuối cùng ta biết, mức tỉ lệ trung bình là năm mươi xăng tim ở mỗi người đóng góp – con đang che giấu một điều gì.”
Người đàn ông này khôn ngoan hơn vẻ ngoài nhiều.
“Không có câu trả lời nào à?”
“Không, thưa Đức cha”.
“Vậy thì con bị tước mất các quyền ở Rennes và sẽ phải chuyển ngay đến giáo xứ Coustouge. Thêm vào đó, con không được thực hiện công việc của linh mục, cho đến khi có thông tin mới”.
“Và kỳ treo này sẽ kéo dài bao nhiêu lâu?”, ông hỏi một cách bình thản.
“Cho đến khi Tòa án Giáo sĩ được nghe trần tình của con, điều mà ta chắc là con sẽ làm”.
“Saunière đã ra tòa”, Stephanie nói, “mọi con đường đều dẫn đến Vatican, nhưng ông ấy mất vào năm 1917, trước khi được minh oan. Tuy nhiên, việc mà ông ấy làm là từ chức khỏi Nhà thờ chứ không bao giờ rời khỏi Rennes. Ông ấy tổ chức các lễ mixa ở Villa Béthanie. Người dân địa phương yêu quý ông ấy, nên họ tẩy chay tu viện trưởng mới. Hãy nhớ là toàn bộ đất đai xung quanh nhà thờ, bao gồm cả tòa villa, đều thuộc sở hữu của người tình của Saunière – ở đó thì ông ấy tỏ ra hết sức khôn ngoan – nên Nhà thờ không thể làm được gì động chạm đến nó”.
Malone muốn biết. “Thế bằng cách nào mà ông ấy trả được tiền cho từng đó công việc xây dựng?”
Bà mỉm cười. “Đó là một câu hỏi mà nhiều người muốn trả lời, kể cả chồng tôi”.
Họ đi vào một lối đi khác, hai bên là những ngôi nhà buồn bã, những tảng đá màu gỗ chết đã bong ra từng mảng.
“Ersnt sống ở phía trên kia”, bà nói.
Họ lại gần một tòa nhà cổ có những bông hồng màu nhạt leo trên một cái dàn. Trên ba bậc thang đá có một cánh cửa thụt vào bên trong. Malone bước lên, nhìn vào bồn trong qua cửa kính, và không nhìn thấy dấu hiệu nào của sự bừa bộn, “Có vẻ ngăn nắp đấy”.
“Ersnt là người rất sạch sẽ.”.
Anh xoay thử nắm đấm. Khóa.
“Tôi muốn vào trong đó”, bà nói từ dưới đường.
Anh liếc nhìn ra xung quanh. Cách họ hai mươi feet về phía trái, cái ngõ kết thúc ở đoạn tường bao ngoài. Phía trên bầu trời màu xanh điểm xuyết những đám mây vảy tê tô. Không một bóng người. Anh quay lại và dùng khuỷu tay đập vỡ ô kính. Rồi anh thò tay vào bên trong và mở khóa.
Stephanie bước lên phía sau anh.
“Chị đi trước đi”, anh nói.