Chương 53

Chương 53

TU VIỆN FONTAINES 1:30 CHIỀU

DE ROQUEFORT NHÉT VỘI CÁI THẺ TỪ VÀO BỘ PHẬN cảm ứng và cót điện tử mở ra. Gã bước vào thư viện sáng đèn và đi qua các giá sách đến chỗ Royce Claridon đang ngồi. Trên cái bàn trước mặt Claridon để chồng chất sách vở. Thủ thư ngồi ở bên kia, kiên nhẫn quan sát, theo đúng lệnh đã nhận được.

‘Ông biết được gì rồi ?”, gã hỏi Claridon.

“Đống sách mà ông chỉ cho tôi rất thú vị. Tôi chưa bao giờ biết đến tầm vóc của Dòng sau thời kỳ Thanh Trừng năm 1307”.

“Lịch sử của chúng tôi phong phú lắm”.

“Tôi tìm được những ghi chép về thời điểm Jacques de Molay bị thiêu sống. Có vẻ như là nhiều giáo hữu có mặt lúc đó và quan sát cảnh tượng ở Paris”.

“Ông ấy đã lên giàn thiêu vào ngày 13 tháng Ba năm 1314, đầu ngẩng cao và nói với đám đông, ‘Thật là đúng đắn khi vào thời điểm long trọng như thế này, lúc mà cuộc đời tôi đã gần chấm dứt, tôi nói lên sự thất vọng đã từng có, và nói sự thật”.

“Ông nhớ từng lời của ông ấy à ?”

“Ông ấy là người rất đáng chú ý”.

“Nhiều sử gia kết tội de Molay về sự sụp đổ của Dòng. Người ta nói ông ấy yếu đuối và cao ngạo”.

“Và những gì ông vừa đọc về ông ấy nói gì ?”

“Có vẻ như là ông ấy mạnh mẽ, cương quyết và đã tính toán trước mọi việc trước khi rời khỏi đảo Cyprus đến Pháp vào mùa hè năm 1307. Quả thực là ông ấy đã dự liệu được những gì Philip IV toan tính”.

“Tài sản và hiểu biết của chúng tôi đã được giấu kín. De Molay đã lo việc đó”.

“Bí mật Lớn đó”, Claridon lắc đầu.

Cái nhìn của Claridon đầy vẻ mệt mỏi. Mặc dù đã muộn, de Roquefort vẫn hết sức sung sức. “Ông có đọc những lời cuối cùng của de Molay không ?”

Claridon gật đầu. “Chúa sẽ trả thù cho cái chết của chúng tôi. Những kẻ kết án chúng tôi sẽ phải trả giá đắt”.

“Ông ấy muốn nói đến Philip IV và Clement V, những kẻ đã mưu tính chống lại ông ấy và Dòng chúng tôi. Giáo hoàng chết chưa đầy một tháng sau, và Philip, bảy tháng sau đó. Những kẻ thừa kế ngai vàng của Philip đều không có con trai, nên vương triều Capetian kết thúc ở đó. Bốn trăm năm mươi năm sau, trong thời Cách mạng, gia đình hoàng gia bị bắt giam, giống hệt như de Molay, ở Đền thờ Paris. Khi cuối cùng máy chém chặt rơi đầu Louis XVI, một người đàn ông đã vục tay vào máu của ông ta và vẩy nó xuống đám đông mà hét lên, Jacques de Molay, ông đã được trả thù”.

“Một giáo hữu à ?”

Gã gật đầu. “Một giáo hữu. Đến nơi để nhìn thấy nền quân chủ Pháp bị tận diệt”.

“Với ông điều đó rất có ý nghĩa phải không ?”

Gã không đặc biệt thích chia sẻ các cảm giác riêng của mình với lão già lạ mặt này, nhưng gã muốn mọi chuyện rõ ràng. “Tôi là trưởng giáo”.

“Không. Còn có nhiều điều hơn thế. Nhiều hơn thế”.

“Ông cũng là một chuyên gia về phân tích nữa à ?”

“Ông đã đứng trước một cái xe phóng hết tốc độ, thách thức Malone đâm vào người mình. Rồi ông sẵn sàng nướng chín hai chân tôi mà không hề cảm thấy mảy may hối tiếc nào”.

“Thưa ông Claridon, hàng nghìn giáo hữu của chúng tôi đã bị bắt – tất tật chỉ vì ý thích của một ông vua. Hàng trăm người đã bị thiêu sống. Thật là mỉa mai, chỉ những lời nói dối mới có thể khiến họ được thả ra. Sự thật là án tử hình mà họ phải chịu, bởi vì Dòng không hề phạm phải tội danh nào trong những gì đã được nêu lên để chống lại nó. Đúng. Đó chỉ là chuyện cá nhân mà thôi”.

Claridon với tay lấy quyển nhật ký của Lars Nelle. “Tôi có một tin xấu. Tôi đã dọc phần lớn các ghi chép của Lars và có điều gì đó không ổn chút nào”.

Gã không thích nghe âm thanh của câu nói đó.

“Có nhiều sai lầm. Ngày tháng sai. Địa danh khác nhau. Nguồn không đúng. Những thay đổi nhỏ, nhưng với một người có kinh nghiệm thì chúng hết sức hiển nhiên”.

Thật không may là de Roquefort không có đủ kiến thức để biết được những khác biệt. Quả thực là gã đang hy vọng rằng quyển nhật ký sẽ làm tăng thêm hiểu biết của gã. “Toàn bộ đều là sai lầm à ?”

“Thoạt tiên tôi đã nghĩ vậy. Rồi, càng đọc nhiều hơn, tôi càng thấy nghi ngờ. Lars là một người cẩn thận. Tôi đã giúp ông ấy thu lượm nhiều thông tin trong quyển nhật ký. Những sai lầm đó là cố tình”.

De Roquefort cầm lấy quyển nhật ký và lật các trang cho đến chỗ vẽ bản mật mã. “Cái này thì sao ? Có đúng không ?”

“Tôi không thể biết được. Lars không bao giờ nói với tôi liệu ông ấy đã tìm ra chìa khóa giải mã nó hay chưa”.

Gã băn khoăn. “Ông đang nói quyển nhật ký này là vô dụng à ?”

“Điều mà tôi đang nói là trong đó có nhiều sai lầm. Thậm chí một số chỗ chép ra từ nhật ký của chính Saunière cũng sai. Cách đây ít lâu chính tôi đã đọc chúng”.

De Roquefort bối rối. Chuyện gì đang xảy ra thế này ? Gã nhớ đến cái ngày cuối cùng của Lars Nelle, về điều mà tay người Mỹ đó đã nói với gã.

“Ông sẽ không tìm được gì đâu, ngay cả khi nó nằm ngay trước mặt ông”.

Đứng trong đám cây, gã bực bội với thái độ của Nelle nhưng ngưỡng mộ sự can đảm của ông ta – trong khi nhìn một sợi dây buộc vào cổ của ông già. Vài phút trước, gã đã nhìn thấy tay người Mỹ buộc sợi dây vào một thanh chắn cầu, rồi thắt nút. Sau đó Nelle đã nhảy lên bức tường đá và nhìn xuống dòng sông tối đen phía dưới.

Gã đã đi theo Nelle cả ngày, tự hỏi không biết ông ta sẽ làm gì ở vùng núi cao Pyrénées này. Ngôi làng gần đó không có gì liên quan đến cả Rennes-le-Château lẫn các nghiên cứu được biết đến của Lars Nelie. Lúc này đã khoảng nửa đêm và bóng tối bao phủ lấy toàn bộ cảnh vật xung quanh họ. Chỉ tiếng sóng nước vỗ ì oạp phía dưới cầu khuấy động sự im lìm của những ngọn núi.

Gã bước từ đám lá cây đang nấp xuống đường và đi đến gần cầu.

“Tôi tự hỏi không biết ông có thò mặt ra không”, Nelle nói, lưng vẫn quay về phía gã. “Tôi cho rằng một câu chửi rất có thể sẽ lôi được ông ra ngoài”

“Ông đã biết là tôi có ở đó rồi à ?”

“Tôi đã quá quen với việc có các giáo hữu theo dõi mình”. Cuối cùng Nelle cũng quay đầu về phía gã và chỉ vào sợi dây quanh cổ mình. “Nếu ông không thấy phiền, thì tôi đang định tự tử đấy”.

“Có vẻ như là cái chết không làm ông sợ”.

“Tôi đã chết từ lâu rồi”.

“Ông không sợ Chúa của ông à ? Người không cho phép tự sát”.

“Chúa nào ? Cát bụi lại về với cát bụi thôi, đó là số phận của chúng ta”.

“Nếu ông sai thì sao ?”

“Tôi không sai”.

“Thế còn cuộc tìm kiếm của ông ?”

“Nó không mang lại gì ngoài sự thảm hại. Và tại sao linh hồn của tôi lại làm ông thấy bận lòng ?”

“Không hề. Nhưng cuộc tìm kiếm của ông thì lại là một vấn đề khác”.

“Các ông đã quan sát tôi từ lâu rồi. Thậm chỉ đích thân Trưởng giáo của các ông còn đã từng nói chuyện với tôi. Thật tệ là Dòng sẽ phải tiếp tục cuộc tìm kiếm mà không có tôi dẫn đường”.

“Ông biết là chúng tôi theo sát ông à ?”

“Tất nhiên. Hàng tháng trời nay các giáo hữu đã tìm cách lấy được quyển nhật ký của tôi”.

“Tôi đã nghe nói ông là một người kỳ lạ”.

“Tôi chỉ là một kẻ bất hạnh không còn muốn sống nữa. Một phần con người tôi tiếc điều đó. Cho con trai tôi, người mà tôi yêu quý. Và cho vợ tôi, người yêu tôi theo cách của bà ấy. Nhưng tôi không còn muốn sống thêm nữa”.

“Không có những cách khác nhanh hơn để chết à ?”

Nelle nhún vai. “Tôi ghét súng, và cái gì đó liên quan đến thuốc độc thì có vẻ dữ dội quá. Chảy máu cho đến chết thì không có gì hấp dẫn, cho nên tôi chọn cách treo cổ.

Gã nhún vai. “Nghe ích kỷ nhỉ”.

“Ích kỷ ? Tôi sẽ nói cho ông biết thế nào là ích kỷ. Đó là những gì người ta đã làm với tôi. Họ tin rằng Rennes che giấu một cái gì đó, là cái thuộc về kể từ nền quân chủ Pháp cho đến của người hành tinh khác. Đã có bao nhiêu nhà nghiên cứu đến đây với dụng cụ của mình để tàn phá vùng đất ? Những bức tường đã bị phá, những cái hố đào xới tung tóe, những đường hầm. Ngay cả những ngôi mộ cũng bị đào lên, xác người bị khai quật. Các tác giả đặt ra đủ mọi giả thuyết kỳ cục nhất – tất cả đều nhằm mục đích kiếm tiền.

Gã suy nghĩ về lời trối trăng kỳ lạ.

“Tôi đã quan sát các thầy bói và cô đồng đoán điềm rồi nói chuyện với người chết. Bao nhiêu thứ đã được bịa ra, giờ đây sự thật đã trở nên quá mức nhàm chán. Họ bắt tôi phải viết cái thứ rác rưởi ấy. Tôi phải áp dụng sự cuồng tín của họ nhằm bán được sách. Người ta muốn đọc những thứ bịa đặc. Thật là lố bịch. Thậm chí tôi đã phải cười nhạo chính mình. Ích kỷ à ? Tất cả những kẻ đó mới xứng đáng với danh hiệu ấy”

“Thế sự thật về Rennes là gì ?”, gã bình thản hỏi.

“Tôi chắc rằng ông rất muốn biết”.

Gã quyết định thử một cách tiếp cận khác. “Ông nhận ra rằng mình là người duy nhất có khả năng giải câu đố của Saunière”.

“Chỉ là có khả năng thôi ư ? Tôi đã làm được rồi”.

Gã nhớ đến bức mật mã đã nhìn thấy trong báo cáo của viên tướng quân để trong thư viện của tu viện, bản mật mã mà các tu viện trưởng Gélis và Saunière đã tìm thấy trong các nhà thờ của mình, mật mã mà Gélis có thể đã giải được.”

“Ông không thể nói cho tôi biết được à ?”. Đó gần như là một lời van xin, điều mà gã không hề thích.

“Ông cũng giống tất cả những người khác thôi – tìm kiếm những câu trả lời dễ đàng. Sự thách thức nằm ở đâu trong đó ? Tôi đã phải mất hàng năm mới giải quyết được vấn đề”.

“Và tôi cho là ông đã viết nó ra chứ ?”

“Cái đó thì để ông tự tìm hiểu”.

“Ông là một kẻ cao ngạo”.

“Không, tôi là người chấp nhận thách thức. Có một khác biệt đấy. Ông thấy dấy, tất cả lũ người cơ hội đó, những kẻ đến đây rồi ra về tay trắng, bọn họ đã dạy cho tôi một điều”.

Gã chờ đợi lời giải thích.

“Hoàn toàn không có gì để tìm kiếm cả”.

“Ông nói dối”.

Nelle nhún vai. “Có thể đúng là như vậy. Có thể không”.

Gã quyết định bỏ mặc Lars Nelle lại với sứ mệnh của ông ta. “Cầu cho ông được an nghỉ”. Gã quay đầu và bước đi.

“Hiệp sĩ”, Nelle gọi.

Gã dừng bước và ngoái đầu lại.

“Tôi sẽ ban cho ông một ân huệ, ông không xứng đáng với điều đó, bởi vì tất cả những gì các giáo hữu bọn ông đã làm khiến tôi vô cùng bực mình. Nhưng Dòng của ông cũng không xứng đáng với tất cả những gì từng xảy ra với nó, Thế nên tôi sẽ cho ông một đầu mối. Một điều sẽ giúp ông đi đúng đường. Nó không được viết ở đâu hết. Thậm chí trong quyển nhật ký cùng không nốt. Chỉ có điều là ông sẽ có được nó, và nếu là người thông minh, thậm chí ông sẽ còn giải được câu đố. Ông có giấy và bút không ?”

Gã quay lại gần bức tường, thọc tay vào túi áo và rút ra một mẩu giấy nhỏ cùng cái bút, rồi đưa cho Nelle. Ông già nguệch ngoạc vài chữ vào đó, rồi buông bút và dưa tờ giấy lại cho gã.

“Chúc may mắn”, Nelle nói.

Rồi tay người Mỹ nhảy sang phía bên kia. Gã nghe tiếng sợi dây thắt lại và một tiếng “pop” khi cổ bị gãy. Gã cầm tờ giấy lại sát mắt mình và, trong ánh trăng mờ ảo, đọc những gì mà Lars Nelle đã viết GOODBYE STEPHANIE Tên vợ Nelle là Stephanie. Gã lắc đầu. Không có đầu mối nào cả. Chỉ là lời chào cuối cùng của người chồng dành cho người vợ.

Giờ đây thì gã không còn chắc chắn như vậy nữa.

Gã đã nghĩ rằng việc để mảnh giấy đó trên người ông ta sẽ khiến người ta chắc chắn hơn vào khả năng tự sát. Do đó gã đã nhảy xuống tảng đá, kéo cái xác lại gần, và nhét mẩu giấy vào túi áo của Nelle.

Nhưng liệu những từ đó có phải là một đầu mối hay không ?

“Trong cái đêm mà Nelle chết, ông ta nói với tôi rằng ông ta đã giải mã được câu đố và đưa cho tôi cái này”. Gã lấy một cái bút trên bàn và viết dòng chữ GOODBYE STEPHANIE lên một mẩu giấy.

“Làm sao mà đây lại là một lời giải được ?”, Clariclon hỏi.

“Tôi không biết. Thậm chí tôi còn chưa bao giờ nghĩ đó là một lời giải, cho đến lúc này. Nếu những gì ông nói là đúng, rằng quyển nhật ký chứa đựng rất nhiều sai lầm, thì chúng ta phải tìm ra nó. Tôi đã tìm kiếm quyển nhật ký này khi Lars Nelle còn sống, rồi sau đó là với thằng con trai. Nhưng Mark Nelle lúc nào cũng giấu rất kỹ. Rồi khi thằng con trai đó đến đây, đến tu viện này, tôi được biết rằng hắn có mang theo quyển nhật ký trên người trong trận lở đất. Trưởng giáo đã lấy nó và giữ gìn nó cẩn thận cho đến vài tuần trước đây”. Gã nhớ lại cái bước hụt của Cassiopeio Vitt ở Ayignon. Giờ đây gã biết rằng đó không phải là một sai lầm. “Ông đúng rồi đó. Quyển nhật ký không có giá trị gì cả. Chúng ta phải tìm ra nó”. Gã chỉ tay vào mẩu giấy. “Nhưng có thể là hai từ này có nghĩa gì đó”.

“Hoặc lại là một cách đánh lạc hướng nữa chăng ?”

Điều đó là có thể.

Claridon chăm chú xem xét nó. “Chính xác Lars Nelle đã nói gì khi ông ấy đưa cho ông mẩu giấy đó ?”

Gã thuật lại chính xác, kết thúc bằng “Thế nên tôi sẽ cho ông một đầu mối. Một điều sẽ giúp ông đi đúng đường”.

“Tôi nhớ đến một điều Lars từng có một lần nói với tôi” . Claridon tìm kiếm trên mặt bàn cho đến khi tìm được mấy tờ giấy gấp lại. “Đây là những ghi chép mà tôi đã viết ở Ayignon từ quyển sách của Stoblein về tấm bia mộ của Marie d’Hautpoul. Nhìn vào đây này. Claridon chỉ một loạt các số La Mã MDCOLXXXI. “Nó đã được tạc lên bia và được cho là năm chết của bà ấy, 1681. Và còn có thêm chữ số 0, dù cho trong hệ thống chữ số La Mã không có số đó. Nhưng Marie chết vào năm 1781, chứ không phải 1681. Và tuổi của bà ấy cũng bị ghi nhầm nốt. Bà ấy sáu mươi tám tuổi khi chết, chứ không phải sáu mươi bảy, như đã viết trên đó” Claridon cầm lấy cái bút và viết vào 1681, 67, và GOODBYE STEPHANIE lên mẩu giấy. “Ông có nhìn thấy gì không ?”

Gã nhìn chằm chằm vào đó. Không có gì rõ ràng cả, nhưng gã chưa bao giờ khá mấy trò giải đố cả.

“Ông phải nghĩ giống như một người sống ở thế kỷ mười tám. Bigou là người cho làm tấm bia mộ. Rất có thể về khía cạnh nào đó lời giải rất đơn giản, nhưng lại rất khó nếu xét ở một khía cạnh khác, bởi vì có vô tận các khả năng. Chia số 1681 thành hai phần đi – 16 và 81. Một cộng sáu bằng bảy. Tám cộng một bằng chín. Bảy, chín. Rồi nhìn vào sáu mươi bảy. Ông không thể đảo ngược được bảy, nhưng sáu sẽ trở thành chín khi quay lại. Như vậy lại là bảy và chín. Đếm số chữ mà Lars viết cho ông đi. Bảy cho từ GOODBYE. Chín cho từ STEPHANIE. Tôi nghĩ, ông ấy đã để lại cho ông một đầu mối đấy”.

“Mở quyển nhật ký ra để thử đi”.

Claridon mở ra đến trang có bản mật mã.

HÌNH VẼ

“Có nhiều khả năng. Bảy, chín. Chín, bảy. Mười sáu. Một, sáu. Sáu, một. Tôi sẽ bắt đầu với cái nhìn rõ hơn cả. Bảy, chín”.

Gã chăm chú nhìn khi Claridon đếm theo các hàng chữ và ký hiệu, dừng lại ở con số bảy, rồi chín, và viết ra các kết quả tìm được. Khi lão làm xong, trên tờ giấy hiện ra dòng chữ ITEGOAR- CANADEI.

“Tiếng latinh”, gã nói. “I tego arcana dei”. Gã dịch ra. “Ta giấu các bí mật của Chúa”.

Khốn kiếp

“Quyển nhật ký này quả thực là vô tích sự” gã gào lên. “Nelle đã vẽ vào đó bức mật mã của chính lão ấy”.

Nhưng một ý nghĩ khác hiện ra trong óc gã. Báo cáo của viên tướng quân. Cả trong đó cũng có một bức mật mã, lấy được từ tu viện trưởng Gelis. Mà người ta vẫn cho rằng đã được tu viện trưởng giải mã. Bức mật mã mà viên tướng quân đã sao lại y chang bản mà Saunière tìm được.

Gô phải có được nó.

“Còn có một bức vẽ khác trong một quyển sách mà Mark Nelle đang cầm”

Mắt Claridon long lên. “Tôi cho là ông sẽ có được nó”.

“Khi nào mặt trời mọc”.

Kho Báu Của Các Hiệp Sĩ Đền Thờ

Kho Báu Của Các Hiệp Sĩ Đền Thờ

Score 9
Status: Completed Author:

Dòng tu cổ của Hiệp Sỹ Đền Thờ sở hữu một kho báu vô kể và một quyền lực tuyệt đối trên cả các vị vua và các Đức giáo hoàng. Khi bị đưa ra xét xử ở toà án Dị giáo vào thế kỷ XIV, họ bị xoá sổ, và những của cải của họ cũng biến mất.

Nhưng giờ đây, hai thế lực đang ganh đua để giành kho báu, và họ cũng nhận ra rằng không chỉ có của cải như họ từng nghĩ, mà kho báu kia cũng còn chứa đựng một "bí mật lớn" có thể khiến cả thế giới hiện đại choáng váng.

Cotton Malone, một thời từng là đặc vụ cấp cao trong Bộ tư pháp Mỹ, đang tận hưởng một cuộc sống mới thanh bình của người buôn bán sách cũ ở Copenhagen, Đan Mạch. Nhưng rồi một tình huống nguy hiểm bất ngờ ập đến, khơi dậy bản năng hành động sẵn có và lôi anh trở lại với cái thế giới của các thế lực đen tối mà anh ngỡ đã bỏ lại sau lưng.

Stephanie Nelle, cựu chỉ huy của anh, đến Đan Mạch với một mục đích đặc biệt và bị một kẻ lạ mặt giật mất chiếc túi xách khi đi trên đường phố.

Khi biết mình đang nắm giữ những đầu mối quan trọng dẫn tới một loạt những câu đố đã tồn tại từ hàng thế kỷ bị phân tán rải rác khắp châu Âu, Stephanie quyết định sẽ khám phá điều bí ẩn đã ám ảnh các học giả và những kẻ săn lùng kho báu từ nhiều năm nay, bằng cách tìm ra chốn truyền thuyết đó, nơi cất giấu của cải và những "Bí mật lớn" tưởng như đã mất theo Dòng tu các Hiệp sỹ Đền Thờ từ thế kỷ XIV.

Cùng với tham vọng tìm thấy món quà của lịch sử, một kẻ cuồng tín giấu mặt - Robert de Roquefort, cùng với đám sát thủ của y - đã bằng mọi thủ đoạn liều mạng chiếm đoạt những tài liệu quan trọng trong tay Stephanie.

Dẫu được hoan nghênh hay không, cotton vẫn lao vào cuộc tìm kiếm, mặc cho những bất hòa nảy sinh trong suốt cuộc đua nguy hiểm này. Nhưng, càng hiểu thêm về những âm mưu xa xưa xung quanh các Hiệp Sỹ Đền Thờ, anh càng nhận ra rằng điều gì đó còn lớn hơn những sinh mạng đang bị lâm nguy.

Kết thúc trò chơi chết người trong cuộc chinh phục kho báu mà ở đó, đầy rẫy những mưu mô, sự phản bội, những tham vọng quyền lực đớn hèn, là một khám phá gây chấn động có thể làm rung chuyển thế giới văn minh đương đại và khiến các thế lực đen tối phải quỳ gối.

Một cuốn tiểu thuyết hoàn hảo cho các fan thích đọc chuyện ly kỳ cũng như chuyện lịch sử. Cốt truyện hoang đường lắt léo.
Và hơn hết, còn có một "bí mật lớn" mà những kẻ truy tìm kho báu lẫn các học giả nhiều thời đại đều bị ám ảnh phải khám phá đến cùng, một bí mật có thể làm rung chuyển thế giới văn minh đương đại.

Bằng lối kể chuyện cuốn hút, ngôn từ giản dị mà tài tình, nhà văn Steve Berry đã khôn khéo dẫn dắt người đọc đi hết từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác, và dâng tặng độc giả một kết thúc hoàn toàn thoả mãn. Ông xứng danh là tác giả best-selling trên toàn thế giới do tờ New York Times danh tiếng bình chọn.

Mời các bạn đón đọc!

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset