Chương 51: Giằng co (1)

Giằng co (1)

Sau khi quay vê đường Phúc Lộc, tiến hành một trận luận bàn chớp nhoáng cùng phiên vương Đại Ly Tống Trường Kính, con vượn già của núi Chính Dương cũng không ở lại nhà họ Lý quá lâu. Nó vội vàng chạy ra khỏi trấn, sau khi tạm dừng lại ở nơi thiếu niên giày rơm trốn vào núi, lão nhân vẫn lui về nơi mình đã tung quyền để cẩn thận quan sát dấu chân thiếu niên để lại trên đất.

Ngoài ra, trong tầm mắt của con vượn già còn có một dấu chân mờ nhạt kéo dài liên tục, lão đoán hơn phẩn nửa là do kiếm tu trẻ tuổi của Phong Lôi viên kia để lại.

Lúc mình ra quyền với thiếu niên ngõ Nê Bình thì rõ ràng tên đó đã định thừa nước đục thả câu.

Kiếm khí cũng tỏa ra trong chớp nhoáng, tuy đã dừng ngay lập tức và che giấu rất sâu, nhưng con vượn già vốn thân kinh bách chiến, lại tu hành ở nơi “Kiếm khí tung hoành phá Bảo Bình” là núi Chính Dương suốt ngàn năm, thật sự vô cùng quen thuộc với kiếm khí và kiếm ý.

Con vượn hộ sơn của núi Chính Dương này sống quá lâu, nên kiến thức vô cùng rộng rãi, đã từng gặp biết bao kiếm tiên am hiểu dưỡng dục phi kiếm thượng thừa. Trong đó có hơn mười thanh phi kiếm linh lung tụ trân, mảnh như lông trâu. Cũng từng được thấy phi kiếm bản mệnh to như một ngọn núi, một kiếm đánh xuống, cắt ngang sông lớn.

Con vượn già tập trung suy nghĩ, lúc này mới tiếp tục đi về phía trước. Vừa vào núi thì đầu tiên là cỏ dại mọc lan tràn, sau đó là một khu rừng trúc. Trên đất phần lớn là từng lớp lá khô đọng lại từ mùa Đông năm ngoái, có điều do ở gần tiểu trấn nên rừng trúc cũng không hoang vu mấy. Một đường men theo những dấu chân khó mà phát giác kia, con vượn già phát hiện mình sắp sửa đi ra khỏi rừng trúc.

Lão cũng không trực tiếp đi thẳng ra khỏi rừng trúc mà dõi mắt nhìn quanh, không thấy trên đất có dấu chân của thiếu niên kia nữa. Lão lại nhìn lên trên, mấy thanh trúc xung quanh cũng không có dấu vết rõ ràng, nhưng con vượn già vẫn không tiếp tục đuổi theo lên núi mà bất ngờ giẫm đất bay lên, chân đạp trên ngọn một cây trúc to khỏe. Lão lại tăng thêm lực đạo, thân thể nghiêng về phía núi, thân trúc theo đó uốn cong, lúc sắp sửa gãy ngang thì lão nhân bỗng tán khí, thân thể cao to nhẹ tựa lông hồng. Không có trọng lực đè nặng, thân trúc lập tức bắn ngược, đứng thẳng trở lại. Lão nhân như tiên nhân cưỡi gió đứng trên ngọn trúc, thân hình lay nhẹ theo thân cây. Sau khi nhìn quanh một lúc, lão lại cúi đầu quan sát xung quanh, cuối cùng cũng phát hiện dấu vết để lại.

Lão nhếch môi cười, nhìn thẳng về phía bên trái, sau khi cẩn thận lắng tai nghe thì loáng thoáng nghe được tiếng nước chảy.

Con vượn già cười lạnh, nói: “Qủa nhiên vẫn giảo hoạt như thế.”

Lão giẫm trên từng ngọn trúc, đi về phía dòng suối ở bên trái. Trên đường đi không biết đã giẫm gãy biết bao nhiêu cây trúc. Sau khi đi tới khe suối, con vượn già nhất thời không thể xác định được là thiếu niên men theo dòng suối để đi ngược lên núi, hay là bơi qua suối để đi tiếp.

Lão ngồi xổm bên khe suối, nhíu mày bực bội. Nếu là ở bên ngoài, chỉ cần là núi đồi có chút linh khí, lão chỉ cần trảo tay một cái là có thể cưỡng chế kéo thổ thần khu đó ra, tra hỏi một phen là biết ngay hướng đi của thiếu niên.

Đây cũng là một trong những thần thông bản mệnh của Bàn Sơn viên, nếu đổi lại là tu sĩ khác, mặc kệ thuật pháp của ngươi tinh thông đến mấy, uy danh lẫy lừng ra sao thì cũng không thể nào khoa tay múa chân với một vị thần địa phương. Đại đạo khác lối, đây cũng giống như nha môn quan trường của vương triều nơi thế tục vậy, Binh Bộ thượng thư khó mà lớn tiếng ra lệnh cho một viên ngoại Hộ Bộ nho nhỏ, bắt kẻ đó phải làm cái này cái nọ. Quan trọng nhất là vị Binh Bộ thượng thư này và viên ngoại đó còn không ở chung triều đình một nước.

Con vượn già nghe tiếng nước chảy, rơi vào trầm tư.

Theo lý thường, tám phần là thiếu niên kia luyện ra được thân thủ và thể lực nhờ vào việc lên núi từ nhỏ. Nói không chừng còn từng tập qua thuật thổ nạp thô thiển nào đó, lúc này mới có khí lực khác hẳn với người thường. Thân nhẹ xương cứng, khí huyết cường tráng, thế nên mới có thể chơi trò mèo vờn chuột với con vượn già trên nóc nhà ở ngõ Nê Bình.

Nếu vậy, hắn đi theo con đường quen thuộc để vào sâu trong núi ẩn nấp cũng là chuyện hợp tình hợp lý.

Nếu chỉ dựa theo tâm tính thiếu niên thuần túy, lúc trước hắn chẳng qua chỉ là sôi máu nên muốn báo thù. Sau khi nếm mùi thì cũng bình tĩnh lại, tự nhiên sẽ thấy sợ hãi nên trốn vào tiệm rèn ở phía Nam, tìm kiếm sự che chở của Nguyễn sư cũng là chuyện hợp tình hợp lý.

Cái trước thì chỉ tốn thời gian, cái sau hao tâm tổn sức thì không nói, thậm chí còn tiêu hao chuyện hương hỏa của núi Chính Dương.

Con vượn già thuận theo bản tâm, kiên quyết nói: “Thiếu niên này phải chết.”

Nói xong câu này, con vượn già không nghi kị gì nữa, chọn cách tiếp tục đuổi theo về phía hạ du của dòng suối.

Phía Nam tiểu trấn, có một con đường đất nhỏ quanh co, hai bên đều là ruộng lúa do dân chúng trong tiểu trấn trồng. Giữa con đường có một ngôi miếu nhỏ, tường rêu ngói cũ. Nói là miếu, chứ thật ra là chỗ cho dân chúng nghỉ chân giữa đường, nhất là lúc vào mùa vụ, còn khi nắng gắt hoặc mưa to có chỗ che nắng chắn mưa hay không thì khó mà nói.

Lúc này Trần Bình An và Ninh Diêu đang ngồi nghỉ ở đây.

Ninh Diêu trời sinh đã có kiếm tâm thông minh, nhìn đường trong đêm đen chẳng phải việc khó khăn gì, nên lập tức phát hiện trên vách tường xiêu vẹo của ngôi miếu này toàn là mấy nét vẽ nghuệch ngoạc của đám trẻ con. Phần lớn là viết tên người, ở phía dưới thì đã loang lổ không thể thấy rõ, hoặc là bị người khác vẽ chồng lên, chỉ có mấy chỗ cao cao thì còn thấy được cả đống tên người như Tống Tập Tân, Trĩ Khuê, Triệu Diêu, Tạ Thực, Tào Hi… đoán chừng là do ngồi trên cổ, thậm chí là đứng trên vai của bạn bè để viết lên. Thậm chí Ninh Diêu còn thấy được tên của ba người Trần Bình An, Lưu Tiễn Dương và Cố Sán. Ba cái tên nằm gọn trên góc cao nhất bên trái, có vẻ hơi lạc loài.

Ninh Diêu thu hồi tầm mắt, hỏi: “Mặc kệ ra sao đi nữa, bước đầu tiên đã thành công, khiến con vượn già đó thở ra một hơi đầu tiên. Tiếp theo ngươi thật sự muốn quay về tiểu trấn để lấy cung gỗ sao? Liệu có mạo hiểm quá không? Lỡ như Con vượn già kia kỹ tính, không lên núi tìm kiếm thì chẳng phải ngươi tự chui đầu vào rọ à?”

thiếu niên giày rơm vẫn luôn im lặng hít thở, hô hập nặng nhẹ, dài ngắn không đều, tất cả đều xem cảm giác, tìm kiếm trạng thái “thoải mái nhất”. Nghe Ninh Diêu hỏi vậy thì đáp với ánh mắt kiên định: “Hết cách rồi, ta nhất định phải lấy cung về, bằng không công sức của chúng ta trước đó xem như đổ sông đổ bể! Hơn nữa, mũi tên do ta bắn trúng Con vượn già ở ngõ Nê Bình kia quả thật đúng như lời Ninh cô nương đã nói. Dù ở trong khoảng cách gần như vậy, nhưng chỉ cần không bắn trúng mắt lão thì thương tổn gây ra cũng chẳng đáng là bao.”

Ninh Diêu bực bội: “Ta đã nói trước là mấy thứ tài lẻ của ngươi không dùng được mà! Lúc trước ngươi cứ không tin, lại còn không nghe khuyên bảo. Cũng được thôi, ta đành chiều ý ngươi vậy, nhưng bây giờ ngươi đã tin rồi thì cũng phải nghe theo cách của ta đi chứ?”

Thật ra lúc bàn bạc tìm cách đối phó với Con vượn già ở chỗ cây cầu, hai người đã tính toán và quyết định tất cả rồi. Trần Bình An chỉ bảo Ninh Diêu chờ hắn quay lại tiểu trấn tìm ba người, nhưng sau đó thiếu niên đột nhiên đổi ý, ngay khi Ninh Diêu đi đến bậc thềm xuống cầu thì hắn lại chạy vượt qua cô.

Kiếm Lai

Kiếm Lai

Status: Ongoing Author:
Trời đất bao lai, sự lạ không gì không có. Ta - Trần Bình An - chỉ có một kiếm, có thể bạt núi, lấp biển, hàng yêu, trấn ma, phong thần, hái sao, cắt sông, phá thành, khai thiên!_______________________________________________________________________________________________________Đôi lời của người Dịch:Mình bắt đầu làm bộ này với tư thế của một kẻ chưa đọc chương nào Kiếm Lai, hoàn toàn làm vì thấy mọi người bảo truyện này khó Dịch, đọc convert rất mệt nên làm thử. Kết quả là hiện tại mỗi ngày mình đau khổ cặm cụi, không phải vì Dịch nó mà là vì đọc convert ngoài mệt vì câu từ trúc trắc thì nội dung quá hack não. Quả thực Kiếm Lai liên tục đứng Top bên trang Tung Hoành của Trung Quốc trong bối cảnh Tiên Hiệp bị thất sủng là cực kỳ xứng đáng. Một số đánh giá cá nhân của mình về khoảng 100 chương đầu, 100 thôi bởi mình cũng chỉ mới đọc tới đó khi viết những dòng này.1. Nhân vật chính đặc sắc thú vị: Trần Bình An, tên là Bình An nhưng cuộc đời không bình an. 5 tuổi chính thức mồ côi cả cha lẫn mẹ, trải qua cuộc sống cơ cực, số mệnh như bị Thiên oán Nhân nộ nhưng bản tâm không mất mà ngược lại càng thêm sáng trong. Trần Bình An rất giống một con người bình thường, với những ước mong bình thường, có chút tiền để mua câu đối xuân dán cửa nhà, có chút tài sản để sau này lấy vợ sinh con...vv... thế nhưng Trần Bình An lại không hề bình thường, như người hàng xóm thiên tài Tống Tập Tân nói thì hắn như bất kiến sơn, bất lộ thủy, ý chí sắt đá, bản tâm trong sáng vững vàng. Trần Bình An chỉ khóc vì cha mẹ mình, chưa từng quỳ gối hay khóc vì bất kỳ lý do gì khác.2. Tuyến nhân vật phụ quá nhiều não: Nếu bạn bắt đầu đọc vài chương đầu bạn sẽ thấy cái trấn mà Trần Bình An ở nó rất bình thường, thậm chí tầm thường với những con người y như trấn nhưng theo mạch truyện bạn sẽ dần dần thấy cái trấn đó nó không bình thường và những nhân vật tầm thường kia cũng vậy. Mỗi người quanh Trần Bình An đều có những nét tính cách khác biệt với những suy tính rõ ràng. Có người mang trong mình tinh thần đại nghĩa sẵn sàng xả thân mình vì nhân sinh, lại có kẻ bày mưu tính kế tầng tầng lớp lớp mưu hại kẻ khác.3. Cách xây dựng, dẫn dắt mạch truyện khiến người đọc vừa kích thích lại rất đau não: Mỗi tình tiết trong Kiếm Lai, dù nhỏ nhặt dù cảm giác như vô vị nhưng khi đọc tới một lúc nào đó, bạn đọc sẽ phải thốt lên: A, thì ra nó là như vậy! Cách phát triển mạch truyện từ đơn giản tới phức tạp, từ phức tạp, bí ẩn tới đơn giả, rõ ràng đan xen nhau, rồi từ vô số chi tiết nhỏ nhặt để cuối cùng cho ra một kết quả khó ngờ và cái kết quả khó ngờ kia lại là kết quả của một mưu tính còn bất ngờ hơn khiến bạn đọc sẽ liên tục phải chú ý, phải ghi nhớ và tất nhiên, luôn luôn cảm thấy sự thú vị, sự hưng phấn khi đọc.4. Dù chưa biết kết quả nhưng mình có thể nói Kiếm Lai ở những chương mình đọc nó thực sự xứng với chữ Hiệp, ngoài những chi tiết logic cuốn hút, câu chữ xứng với từ Văn Học thì cái tình, cái nghĩa trong truyện rất đáng để chúng ta chiêm nghiệm. Dù bạn sẽ chẳng bao giờ thấy tác giả để nhân vật nói những câu hoành tráng hùng hồn kiểu: Ta thề chết vì huynh đệ, xả thân vì thiên hạ nhưng bằng những sự việc, bằng những câu nói nghe có khi ngô nghê, có khi mơ hồ khó hiểu ở những thời khắc mấu chốt, sinh tử quan đầu, ta thấy cái tình, cái nghĩa trong Kiếm Lai rất sáng, huynh đệ chưa bao giờ nói với nhau câu tử tế vẫn có thể chết vì nhau, người chưa bao giờ nhận thứ gì từ thiên hạ vẫn có thể chết vì thiên hạ.5. Tóm lại là bạn hãy đọc Kiếm Lai đi, không phí đâu ^^

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset