Quyển – 7 – – Chương – 14: Cưỡi mây đạp gió

Cưỡi mây đạp gió

Thấy Côn Luân ma Lặc liều mạng cứu mình, lão Trần thật không đành lòng, phái Xả Lĩnh hành sự dựa vào người đông thế mạnh, tụ tập nhau lại luôn coi trọng hau chứ “ nghĩa khí”, lão thân là thủ lĩnh sao có thể chỉ lo cho mạng sống của mình? Nghĩ vậy, lão gầm lên, vùng khỏi hai tên đồng bọn đang co kéo mình bỏ chạy, xông trở vào đại điện, hất chân đá vôi bột bay mù mịt, xua đuổi lũ rết đang bò lên chân gã câm.

Lúc này gã câm đã không chịu nổi sức nặng của thanh xà nữa, hai mắt trợn ngược, miệng thở phì phò, gã thấy đường đường một thủ lĩnh đầu đảng trộm cướp khắp thiên hạ dám liều chết quay lại cứu mình thì cảm kích vô cùng, hai tròng mắt vằn đò, xém chút rơi nước mắt. Thạch xà đè xuống quá nặng, gã giờ đã không thể thoát thân, chỉ giây lát nữa e rằng đến chống đỡ cũng khó, gã có ý bảo thủ lĩnh mau chạy đi, nhưng khổ nỗi miệng không cất nổi nên lời, chỉ biết trừng trừng nhìn lão Trần.

Lão Trần quả thực không hổ danh thủ lĩnh, thực có tài tùy cơ ứng biến, nhìn thấy một đoạn thang rết gãy bên cạnh liền lấy chân móc lên. Giơ tay chộp lấy. loại thang tre này chó thể thu ngắn kéo dài, tùy nghi tháo lắp sử dụng.nên.cũng không thể gọi là gãy, bên cạnh đó còn nhẹ nhàng tiện lợi dẻo dai, hơn hẳn những loại tre khác.

Lão Trần đón được đoạn thang tre cũng là lúc Côn Luân Ma Lặc không chống đỡ nổi nữa, cả người đổ sập xuống tựa trời long đất lở, thanh xà gỗ cũng sụp xuống theo. Nói thì lâu nhưng sự việc diễn ra rất nhanh, tuy lão Trần kịp chống đoạn tre đỡ lấy thanh xà, làm nó khựng lại trong tích tắc, song đoạn thang rất dẻo dai không chịu nổi sức nặng khủng khiếp ấy chỉ nghe “ rắc” một tiếng, cả đoạn thang liền tan tành, thạch xà gỗ rơi rầm xuống dất.

Chính trong khoảnh khắc thanh xà khựng lại ấy, lão Trần đã nhanh tay kéo gã cầm thoát ra. Giật sợi tóc mà động toàn thân, thanh xà vừa rơi, cả phần mái điện kép bên trên đã chuẩn bị dổ sụp. bụi đất ngói vỡ rơi rào rào.

Lão Trần khéo Côn Luân Ma Lặc nhày ra khỏi điện thờ, hét lên với đám thuộc hạ đứng ngoài: “Đốt!” Mấy người này hiểu ý, vội ném đèn bão vào gian điện, đèn đập vào cột trụ thếp đỏ vỡ tan, dầu hỏa mồi lửa văng tung tóe, ngôi điện thờ được dựng chủ yếu bằng gỗ, giờ mối lửa lan ra, trong thoắt chốc lửa bùng lên dữ dội, bầy rết độc đều bị thiêu chết trong trận lửa.

Lão Trần nhân lúc hỗn loạn vội vàng kiểm tra xem gã câm có bị thương hay không. Côn Luân Ma Lặc vừa từ cõi chết trở về, chẳng khác nào chết đi sống lại, tuy to tan lớn mật, cũng không khỏi rã rời mệt mỏi mãi sau thổ ra một ngụm máu tươi mới thấy thấy dễ thở hơn chút, hai tay xua rối rít, ý nói mọt người yên tâm, gã không chết được.

Đám trộm sau khi phòng hỏa điện thờ phải đi tìm lỗi khác thoát thân. Ngoài cửa ngôi điện thờ là một mảnh sân như hoa viên, chính là vết tích còn lại của động thiên ngày xưa. Có điều trong đám giả sơn lâm viên ấy cũng ẩn nấp rất nhiều trùng độc, chúng bị trận lửa trong điện thờ kinh động, lũ lượt bò ra từ những hốc cây kẽ đá,nhìn mà hoa cả mắt. Mất người may mắn thoát chết lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, đành ra dấu bảo nhau, phải trở lại phần mái điện đang bắt đầu bén lửa, theo lối cũ leo lên bờ vực trở về.

Nhưng số thang rết còn lại đều để ở trên mái điện, đại điện thì quá cao, bọn họ dù có bản pĩnh phiên cao đầu cũng khó lòng leo lên được. Đang khi nguy cấp, chợt nhìn thấy trên mái điện thấp thoáng một bóng áo đỏ, thì ra Hồng cô nương canh chừng trên khe núi nghe bên dưới động tính bất thường, bèn dẫn theo mấy anh em xuống ứng cứu, thấy tình hình nguy cấp liền thả thang rết xuống, Đám lão Trần như chết đuối vớ được cọc, nào dám nấn ná trong địa cung nguy hiểm khôn lường này thêm nữa, vội vàng bám lấy thang tre nhanh nhanh chóng chóng, cuống cuồng trèo lên như bị lửa đốt đít.

Lão Trần trèo tới mái điện, cảm thấy mái ngói dưới chân rung lên bần bật, nóng rát vô cùng, hẳn trong đại điện đã bị lửa thiêu cháy đến bảy tám phần. Không ngờ chỉ trong một tuần trà, hai mươi mấy huynh đệ đã bỏ mạng nơi đây, nghĩ đến điều này lão không khỏi rầu lòng. Lần này quả thật sơ suất, nhưng ai mà lường được trong địa cung lại lắ, rết đến thế, rồi độc tính của chúng lại kinh khủng như vậy, mật dược phòng độc loại thông thường cơ hồ đều không chế ngự nổi chúng, dù đã mang theo bình thuốc ngũ độc bên mình cũng chẳng tác dụng gì, Nhưng trước mắt sinh tử quan đây, không phải là lúc để day dứt hối hận, nghĩ vậy lão nghiến răng dẫn mọi người bắc thang rết theo vách đá dựng đứng len lên miệng vực.

Mấy người sống sót móc chắt bách tử câu ở đầu thang rết vào các khe núi hoặc đám cành cây nhô ra, lần lượt sử dụng mấy chiếc thang tre, leo lên vách đá nhắn thín tựa mặt gương. Côn Luân Ma Lặc là kẻ giỏi leo trèo nhất trong số bọn họ, địa hình càng hiểm trở cheo leo, gã càng có cơ hội thể hiện bản lĩnh vượn người, Gã câm và Hồng cô nương mỗi người một bên hộ tống lão Trần, cùng mọi người leo lên mỗi lúc một cao, vừa xuyên qua lớp sương mờ đã gặp ngay một tia sáng chói mắt, chắc hẳn đường thoát thân chẳng còn bao xa.

Dưới chân họ sương mây mù mịt, cúi đầu nhìn xuống mà hơi lạnh sống lưng, đám trộm mộ tuy gan lớn tày trời, song trải qua một phen cửu tử nhất sinhvừa rồi, ai nấy đều đã nhùn chân mỏi gối, bụng dạ run cầm cập, có các vàng cũng không dám nhìn xuống vực nữa.

Lão Trần lóng càng như lửa đốt, từ dưới mộ cổ tuyệt hiểm bắc thang trèo lên mà vẫn không cam lòng, thấy Hồng cô nương đưa qua chiến thang móc,lão bèn tiện tay cầm lấy, móc vào khe đá trên đỉnh đầu, nhón hai bướcđã trèo lên ngọn thang, trong lúc ấy hơi đạp lên thang tre, lão bống phát hiện ra từ khe đá xanh trước mặt, một cây linh chi đỏ tươi to bằng cái bát tô nhô ra từ khe đá xanh trước mặt, lòng đang ngổng ngang, thấy gốc linh chi mọc giữa vách đá cheo leo, lão chẳng nghĩ ngợi gì cả liền thò tay ra hái.

Không ngờ cây linhc hi này do ngấm phải khí độc trong khe núi nên đã khô héo từ lâu, chỉ còn lại cái xác không, vừa chạm tới lập tức tan thành bột đỏ, bay tứ tung trước mặt lão. Lão Trần thầm giật thót: “Có độc!” Hình ảnh Hoa Ma Linh tan chảy như sáp nến trong địa cung mộ cổ tức thì lóe lên trong đầu lão. Như “chim hãi cành cong”, lão sợ đến quên khuấy mất mình đang ở giữa vực sâu, chỉ mải tránh né đám bụi đỏ, chân đạp mạnh vào vách đá, thang rết vẫn cầm trong tay mà cả người lân thang đã rơi khỏi vách vực. Đến khi lão ý thức được mình đang lơ lửng giữa không trung thì đã quá muộn, chỉ kịp hét lên một tiếng rồi rơi thẳng xuống lớp sương mù dày đặc.

Gã câm leo dưới lão Trần nghe tiếng gió là lạ, ngẩng đầu nhìn lên vừa kịp thấy lão Trần cùng thang tre đang trên đã tơi xuống, Côn Luân Ma lặc nhanh mắt nhanh tay, vội vàng chìa thang rết của mình ra khớp vào thang lão Trần. Nhưng mưu sự tại nhân mà hành sự tại thiên, gã không ngờ tuy hai chiếc thang tre được nối chắc vào nhau nhưng thang của gã do dùng lực quá mạnh nên cũng văng khỏi vách đá, hai người hai thang theo nhau ơi xuống vực sâu.

Lão Trần và ga câm rơi xuống chưa đầy mấy thước thì gặp phải một cành tùng cổ thụ mọc chìa từ khe đã, chắn ngang lòng vực, hai cái thang tre dính liền vướng vào vào cây tùng. Thang rết của phái Xả Lĩnh được làm từ loại vầu đặc biệt nên vô cùng dẻo dai, lão Trần và gã câm mỗi người bám một đầu thang, lơ lửng giữa không trung, đoạn thang bị trĩu hai đầu, cong lên như cánh cung, rung bần bật, còn hai người họ cứ lắc lư chao đảo trồi lên tụt xuống n hư chơi bập bênh. Họ cố đạp chân loạn xạ trong làn sương mù dày đặc, định kiếm chỗ lồi lõm nào đấy giẫm lên lấy thăng bằng, nhưng vách đá phủ đầy rêu xanh, mỗi lần đạp chân chỉ thấy đã vụn và rêu xanh ào ào rơi xuống, để lại một vệt hằn trượt dài trên vách núi, tình cảnh hết sức nguy hiểm vạn phần.

Chẳng đợi hai người kịp trở tay, bách tử câu ở đầu thang của lão Trần đã không còn bấu víu nổi, cây thang rắc một tiếng gãy làm đôi, gã câm vẫn kẹt lại trên cây còn lão Trần lại tiếp tục rơi xuống. Lần này không còn gì ngăn giữ lại nữa, chỉ nghe bên tai gió thổi ù ù, đầu lão bông một tiếng, thoắt chốc trở nên trống rỗng. Song lão từ nhỏ đã khổ luyện suốt hai mươi năm, học được thuật khinh công từ Nam Phái Yêu Mã, trong tình cảnh hiểm nghèo ngàn cân treo sợi tóc này, công sức hai mươi năm cuối cùng cũng phát huy tác dụng.

Lão Trần rơi xuống thấy khe vực càng lúc càng hẹp, càng lúc càng gần đáy khe nứt Bình Sơn, may sao trong lúc nguy hiểm cận kề đầu óc lão vẫn chưa đến nỗi mất tỉnh táo, biết rằng nếu còn chậm trễ, cái đầu lão sẽ va vào vách đá nát bét trước. Đang lơ lửng giữa không trung, lão vận hết lực dồn toàn bộ sức mạnh cơ thể vào hông và chân, đột ngột xoay ngang chiếc thang tre vẫn đang giữ trong tay, sau một loạt tiếng tre cào vào vách đá chói tai, chiếc thang rết nhờ độ dài và tính dẻo dai đã mắc ngang giữa hai vách đá.

Lão Trần bị treo lơ lửng dưới thang rết, cảm thấy trời đất quay cuồng, hai bàn tay bị đoạn thang tre gãy cào rách không biết bao nhiêu chỗ, lại thêm ban nãy dồn sức xoay ngang cây thang, cánh tay bị vặn suýt chút nữa sai khớp, giờ như rời ra khỏi cơ thể, ngoài từng cơn tê rần, không hề thấy đau gì cả.

Cây thang rết đã phát huy quá mấy lần khả năng chịu đựng, lúc này sức cùng lực tận, nếu còn phải địu thêm lão Trần một lúc nữa chắc chắn sẽ gãy làm đôi. Nghĩ vậy lão vội vàng dùng nốt chút sức tàn bò lại lên thang, thấy bên cạnh có một mỏm đá nhỏ nhô ra vừa đủ đặt chân, bèn chẳng nghĩ ngợi giẫm ngay lên, dang hai tay dán chặt người vào vách đá lạnh băng, điên cuồng khấn niệm:”Tổ sư gia hiển linh”.

Lão Trần đứng vững chân, tâm thần cũng ổn định lại đôi chút, đưa mắt nhìn quanh trước sau trái phải, thầm nhủ không biết đây là chỗ nào mà tứ phía mây mù giăng kín, vách núi trước mặt và sau lưng dốc đứng như thành vại, nhìn xuống dưới chân vẫn hun hút không thấy đáy, nhưng trông thế dốc này chắc cũng phải hơn mười trượng nữa mới tới chỗ hai vách giao nhau. Do lúc lên xuống đều phải lần theo các kẽ đá trên vách vực để bắc thang, nên không cứ là đi theo phương thẳng đứng, vị trí rơi xuống lần này đã cách rất xa ngôi đại điện trong lòng cổ mộ.

Không Khí dưới đáy vực có phần âm u lạnh lẽo, trên vách đá toàn rêu xanh ẩm ướt, theo tính toán từ đây tới đay vực vẫn còn hơn mười trượng, lại thêm tầm nhìn trong sương mù chỉ hơn mười bước, nên dù có cặp dạ nhãn lão cũng chịu không thể nhìn rõ địa hình phía dưới. Dùng mũi đánh hơi thấy có mùi lửa cháy coi như xác định được đại kháo vị trí gian đại điện cách chỗ lão đang đứng khoảng hơn mười trượng. Dưới đáy khe núi xa nhất đoán chừng chẳng toàn đá nhọn thì cũng là khe nứt chật hẹp, nếu nhảy xuống chẳng khác nào tự tìm cái chết, mà nguy nhất là thang rết đã sắp tan tành, không thể dùng được nữa.

Lão Trần lại ngẩng đầu nhìn lên, dưới đáy vực sâu này hoàn toàn không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, hơn nữa lại không âm vọng, lão không thể gào to thông báo cho gã câm và đám thuộc hạ, cũng không thể nghe được tiếng gọi từ trên vọng xuống. Trên cả vách đá dôc đừng chỉ có duy nhất một mỏm đá lồi ra có thể dung thân thì lại vừa hẹp vừa dốc, lão phải dang tay dán người vào vách mới trụ vững, được một lát đã thấy chân mỏi nhừ. Nơi này ở lâu không lành, dù đám thuộc hạ của lão có xuống ứng cứu thì đợi bọn họ bắc thang trèo xuống đến nơi cũng muộn rồi.

Lão Trần bản lĩnh cao cường, tới nay rơi vào tuyệt cảnh này, nhiều nhất chỉ có thể đứng vững như vậy trong một tuần trà, sau đó hai chân nhũn ra, chỉ còn đường cắm đầu xuống đáy vực. Trước khi ngã chết, lão vẫn còn hai sự lựa chọn, một là kiên nhẫn đợi ứng cứu, nhưng nước xa không cứu được lửa gần, không thể chỉ trông mong đám thuộc hạ kịp thời xuống cứu mình, hai là dựa vào thân thủ của chính lão, kiếm được nơi có thể leo trèo, trèo xuống đáy vực rồi tìm đường thoát thân.

Thoáng suy nghĩ, lão liền hiểu ra, muốn giữ được mạng phải dựa vào chính bản thân mình, hơn nữa thời gian càng kéo dài càng bất lợi. Nghĩ thế, lão cố nén cơn nhức buốt đang giày vò hai chân, đứa mắt quan sát xung quanh, định tìm một chỗ đặt chân nhưng sương mù dày đặc đã nhấn chìm mọi thứ. May sao chếch xuống dưới bên trái có một bóng đen thấp thoáng trong làn sương trắng, nhìn kỹ có vẻ giống một cây tùng cong cong đâm ra từ trong khe đá.

Để kiểm tra xem chỗ đó có thể đỡ nổi mình hay không, lão móc một viên đá nhỏ ném qua. Hòn đá phi trúng thân cây phát ra tiếng khô khốc, rồi lăn xuống vực, mãi lâu sau mới nghe tiếng vọng lại. Lão Trần nhẩm tính qua khoảng cách từ chỗ đang đứng tới cây tùng, vì đang chơi vơi giữa tầng không không thể lấy đà nên nếu nhảy sang thì tỉ lệ thành công không lớn, nhưng giờ ngoài cây tùng mọc chìa ra trong sương mù kia, bốn phía đều là vách đá dốc đứng, chẳng kiếm nổi nơi nào có thể đặt chân nữa, tay chân lão càng lúc càng tê cứng, nếu còn dây dưa thêm giây phút nào nữa, ắt phải chết chắc.

Đứng mãi một tư thế quá lâu, hai chân lão Trần bắt đầu run rẩy, lão Nghiến chặt răng, quyết định dốc túi đánh nốt canh bạc cuối, nhảy sang cây tùng nghiêng vẹo. Lão nhắm mắt, cố thả lỏng toàn thân, định trước tiên nhảy lên, đạp xuống cái thang rết đang mắc ngang khe núi lấy đà rồi từ đó nhảy sang cây tùng cổ thụ phía xa kia, như thế là chắc ăn nhất, với điều kiện chiếc thang rết vẫn còn chịu được sức nặng của lão.

Thể lực và thời gian đều không cho phép lão chân chừ thêm nữa, gạt hai chữ sinh tử khỏi đầu, lão hít một hơt thật sâu, khẽ nắm hai bàn tay đang áp trên vách núi, đoạn nhảy vọt lên, phi thân nín thở đạp lên thang rết. Mũi tên đã bắn đi không thể rụt lại, lần này lão đem cả tính mạng đặt cược vào cú nhảy này, sống hay chết chỉ quyết định trong tích tắc này thôi.

Bàn chân vừa chạm tới, thang tre lập tức chùng xuống tựa một cây cung, lão Trần bị bắn bật lên cao, tiếp đó “rắc” một tiếng, thang rết gãy đôi, rơi xuống làn sương mùi mịt mất hút. Lão Trần nhờ sức bật của thang rết, hét lên một tiếng, tung người vè phía thân cây, thân hình như một con chim lớn liệng xuống cây tùng cổ thụ bên dưới. Nhưng ngay trong khoanh khắc lơ lửng đó, khi khoảnh cách càng lúc càng được thu hẹp, cây cổ tùng trong làn sương mù cũng càng lúc càng hiện rõ, lão chợt nhìn thấy cành cây đen sì khẽ rung lên trong sương mây, tựa hồ không phải tùng bách gì.

Lão Trần giật mình kinh sợ, nhưng người đã rơi xuống, dù có là Đại La Kim Tiên cũng không thể quay ngược lại được. Chưa kịp phân biệt “cành tùng” đó là thứ gì, hai chân lão đã đáp xuống một chỗ láp ráp như vỏ cây khô, cả người theo đà rơi xuống dưới.

Khe núi càng sâu càng tối, sương mù cũng dày hơn. Lão trần vừa tiếp đất, còn chưa đứng vững, chỉ kịp nhận ra mình đang đứng trên một lớp giáp xác đen bóng, giống như phần đầu của một còn rết khổng lồ, chưa kịp định thần thì mắt đã hoa lên, “ầm ầm” mấy tiếng bên tai rồi cả người như cưỡi mây đạp sương bay vút lên không trung.

Tốc độ lao đi nhanh vun vút làm lão Trần loạng choạng, nào còn tâm trí xem mình đang đứng trên thứ gì, hai tay cố sống cố chết bám vào nơi có thể bám được, vách núi dốc đứng cao tới trăm trượng lướt qua trước mắt, cả người lão được một sức mạnh to lớn kéo lên, xuyên qua sương mù, càng bay càng cao.

Mê tông chi quốc I- Chăm Pa ẩn sương

Mê tông chi quốc I- Chăm Pa ẩn sương

Score 8
Status: Completed Author:

Mê tông chi quốc” là bộ tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm dài kỳ gồm 4 tập, kể về những chuyến đi đầy mạo hiểm của một đoàn thám hiểm gồm những kẻ trộm mộ chuyên nghiệp, những chiến sĩ chạy trốn sự truy đuổi của kẻ thù và những nhà khảo cổ dạn dày kinh nghiệm, họ bắt đầu hành trình với những nhiệm vụ khác nhau nhưng lại gặp nhau giữa rừng hoang núi thẳm và cùng chiến đấu để chống lại hiểm nguy, giành giật sự sống. Chuyến đi của họ là hành trình sinh tử đầy ly kỳ và mạo hiểm, vượt thời gian, vượt không gian với những khám phá kinh hoàng về một vương triều cổ đại, một đất nước bị lãng quên dưới lòng đất và những điều bí ẩn chưa ai từng biết đến. Góc chết tâm linh chưa bao giờ chạm tới. Bóng tối tầm mắt khó có thể dò tìm. Một tổ chức thần bí, một nhiệm vụ bất khả thi. Con đường U Linh bí ẩn trong lịch sử một lần nữa hiện ra trước mắt. Máy bay không người lái bay lượn trong khe núi sâu. Đỉa ăn thịt người bao vây thảm sát cả đoàn người. Trong rừng rậm bí ẩn, bạn làm cách nào để chiến thắng nỗi sợ hãi và xoay chuyển vận mệnh? Sự thật chôn vùi dưới lòng đất sâu, lời giải ẩn kín trong lớp sương mù. Rốt cuộc ai là kẻ cận kề Thiên quốc nhất?

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset