Chương 25

Chương 25

Khó chịu trong người vì ngủ không yên giấc. Clarice Starling mặc áo ngủ và mang hài, với cái khăn trên vai đang chờ phòng tắm. Tin của vụ bắt cóc làm cho cô muốn nín thở.
– Trời ơi – cô thốt lên. Không được. Trong đó đủ rồi, nghe không! Phòng tắm đã bị bao vây. Hãy bước ra ngoài với quần lót cầm trên tay. Đây không phải là một cuộc diễn tập! Cô bước vào buồng tắm trước vẻ ngỡ ngàng của người đang chiếm cứ.
– Mày cút khỏi đây đi Gracie và để cục xà phòng lại cho tao.
Tai lắng nghe chuông điện thoại, cô chuẩn bị túi du lịch và để túi dụng cụ pháp y gần cánh cửa. Cô báo cho tổng đài biết cô hiện đang ở trong phòng mình và không đi ăn sáng. Không ai gọi hết. Mười phút sau giờ học, cô hối hả chạy đến Khoa nghiên cứu về thái độ con người.
– Ông Crawford đã lên đường đi Memphis cách đây bốn mươi lăm phút – cô thư ký nói với cô bằng một giọng nhỏ nhẹ – Burroughs cũng thế. Và cả Stafford của phòng thí nghiệm nữa.
– Ngày hôm qua tôi có nộp cho ông ta một bản báo cáo. Thế ông ta có để lại tin nhắn nào cho tôi không? Tên tôi là Clarice Starling.
– Vâng, tôi biết cô là ai mà. Tôi có ba thẻ với số điện thoại của cô và có nhiều cái khác nữa trên bàn làm việc ông ta. Không, ông ta không có để gì cho cô cả – Người phụ nữ nhìn mớ hành lý của Clarice – Nếu ông ta gọi về, tôi có phải nói gì với ông ta không?
– Ông ta có một số điện thoại nào đó tại Memphis không?
– Không. Chính ông ta sẽ gọi về. Thế cô không có giờ học trong ngày hôm nay sao? Cô còn là sinh viên có phải không?
– Đúng. Đúng. Đương nhiên rồi.
Sự trở lại lớp học muộn màng của Clarice không được dễ dàng cho lắm trước sự hiện diện của Gracie Pitman, người bạn mà cô đã tống khứ ra khỏi buồng tắm. Con đường đến chỗ ngồi của mình đối với Clarice dài vô tận. Cái lưỡi của Gracie có đủ thời giờ để xoay hai vòng trong miệng trước khi Clarice có thể hòa lẫn trong lớp học.
Bụng đói meo, cô phải ngồi đó hai tiếng đồng hồ để nghe bài giảng về “trát khám xét thiện ý, không kể đến quy tắc loại trừ trong trường hợp khám xét có bắt giữ người”, trước khi có thể mua một cái gì đó tại máy bán tự động.
Đến trưa, cô nhìn vào ngăn thư của mình nhưng không có tin nhắn nào cả.
Một ngày nào đó, khi người ta thức dậy và cảm thấy hoàn toàn đổi khác. Đối với cô, hôm nay là một ngày như thế. Cái xác trong nhà tang lễ tại Potter đã gây cho cô cảm tưởng như một sự trượt đất kiến tạo vậy.
Clarice có bằng cấp về tâm lý học và tội phạm học. Cuộc đời đã dạy cho cô rằng cái thế giới gớm ghiếc này đã ung dung tiêu hủy vài vật nào đó. Nhưng cô thật sự chưa bao giờ thử nghiệm cả. Giờ thì cô biết rồi: đôi khi một đôi vợ chồng cho một đứa trẻ ra đời với khuôn mặt bình thường, nhưng trí tuệ nó méo mó đến mức sự thỏa mãn các ham muốn của nó kết thúc bằng những gì cô thấy được trên cái bàn bằng sứ tại Potter, Virginie, trong một căn phòng được trang trí bằng những bông hồng to như bắp cải. Nhưng cái trí tuệ đó chắc còn tệ hại hơn các báo cáo giảo nghiệm. Chắc nó phải cứng rắn hơn sự hiểu biết được khắc sâu trong đó, nếu không vết thương đó không bao giờ lành được.
Công việc thường ngày của trường không giúp gì được cho cô. Cô có cảm tưởng sự thật thường nhật vẫn còn ở đâu đó tại chân trời; cô nghe được tiếng thì thầm mênh mông của nó giống như tiếng xì xào của một sân vận động xa xôi. Một tiếng động nhỏ cũng làm cho cô giật mình như tiếng của một đám sinh viên di chuyển ngoài hành lang, bóng của một cụm mây lướt trên sàn nhà, tiếng của một chiếc phi cơ.
Sau các tiết học, Clarice chạy rất nhiều vòng quanh các đường, sau đó cô đi bơi, cho đến khi hình ảnh của những người chết trôi làm cho cô không thể chịu được nước nữa.
Cô xem chương trình tin tức lúc bảy giờ tối với Ardelia cùng một chục sinh viên khác. Lúc đầu không có tin tức gì về vụ cô con gái của Thượng nghị sĩ Martin bị bắt cóc, nhưng bản tin đó đến ngay sau tin về hội nghị về giải trừ quân bị tại Genève.
Nó bắt đầu bằng một cảnh Khu Biệt Thự Stonehinge, được quay với một đèn chiếu của xe cảnh sát. Giới truyền thông, muốn khai thác tối đa vụ này và vì chưa có gì mới cả, nên cánh phóng viên phỏng vấn lẫn nhau ngay bãi đậu xe. Các giới chức có thẩm quyền của Memphis và quận Shelby, khó chịu trước những hàng micro, cúi đầu trước sự tấn công tàn bạo và ồn ào của các đèn flash và hiệu ứng Larsen, nói ra những điều mà họ không hề biết. Khi các điều tra viên bước vào hoặc ra khỏi nhà của Catherine Baker Martin, đám phóng viên ảnh đang núp chui đầu qua khe cửa để sau đó lui bước thật mau giữa các máy quay phim mini của truyền hình.
Một tiếng reo hò ngắn vang lên trong phòng giải lao của trường khi gương mặt của Crawford hiện lên ở khung cửa sổ căn hộ. Clarice chỉ cười mỉm.
Không biết Buffalo Bill có xem chương trình này không. Hắn sẽ nghĩ gì khi thấy mặt của Crawford? Chắc hắn không biết ông là ai đâu.
Những người khác đều nghĩ thế nào Buffalo Bill cũng xem chương trình này. Kế đến người ta thấy thượng nghị sĩ Martin được quay trực diện, một mình trong căn phòng con gái bà; trên tường, một lá cờ hiệu của Trường Đại Học Southwestern, các hình trang trí và một bản văn về sự bình đẳng của các quyền lợi.
Bà là một người to lớn với những nét thô kệch, không duyên dáng.
– Tôi xin nói với người đang bắt giữ con gái tôi. – Bà tiến lại gần máy quay phim hơn, gây ra một hình ảnh mờ bất ngờ, và nói như thể bà không phải đang nói chuyện với một tên khủng bố. – Nếu anh muốn, anh có thể thả con gái tôi ra về bình yên vô sự. Nó tên Catherine. Nó rất dễ thương và tính tình rộng rãi. Tôi van xin anh, hãy thả con gái tôi đi; tôi van anh đấy, hãy thả nó ra và đừng có làm hại nó. Anh đang làm chủ tình hình. Chính anh là người chỉ huy. Tôi biết anh có thể biểu lộ tình thương và lòng trắc ẩn. Anh có thể che chở nó chống lại bất cứ điều gì có thể làm tổn thương đến nó. Anh có cơ hội thật tuyệt vời để chứng minh cho thế giới thấy được anh cũng có thể biểu hiện được lòng nhân từ của anh và anh cũng đủ cao thượng để đối xử với những người khác tốt hơn cách mà thế giới đã đối xử với anh. Con gái tôi tên Catherine.
Bà thượng nghị sĩ quay mặt khỏi máy quay trong khi đài truyền hình chiếu một đoạn phim cho thấy một bé gái đang chập chững bước đi, tay nắm vào mớ lông dày của một con chó chăn cừu xứ Êcốt.
– Phim này cho thấy Catherine khi nó còn bé. Hãy thả nó ra đi – bà thượng nghị sĩ lặp lại – Hãy thả nó ra bình yên vô sự, bất cứ ở đâu, và tôi xin hứa sẽ giúp đỡ và xem anh như người bạn thân thiết của tôi.
Tiếp đến là một loạt ảnh Catherine Martin lúc tám tuổi, trên tay lái của một chiếc thuyền buồm; chiếc tàu đang nằm trong ụ và người cha đang sơn tàu lại. Hai tấm hình mới chụp gần đây, một chụp đứng thẳng người còn cái kia thì chụp gần.
Khuôn mặt của bà thượng nghị sĩ chiếm lại màn hình.
– Tôi xin hứa trước toàn quốc tôi sẽ giúp đỡ anh không có bất cứ một hạn chế nào, mỗi khi anh cần. Tôi có đủ khả năng để làm việc đó. Tôi là Thượng nghị sĩ nước Hoa Kỳ, và là thành viên của Ủy Ban các lực lượng vũ trang. Tôi đang tham gia rất tích cực cái mà người ta gọi là “Chiến Tranh Các Vì Sao”. Nếu có một ai đó xen vào công việc của anh, tôi sẽ chấm dứt việc đó. Anh có thể gọi cho tôi bất cứ lúc nào, cả đêm lẫn ngày. Con gái tôi tên Catherine. Tôi van anh đấy, hãy cho thấy sức mạnh của anh đi. Hãy thả Catherine ra về bình yên vô sự.

Sự Im Lặng Của Bầy Cừu

Sự Im Lặng Của Bầy Cừu

Status: Completed Author:

Những cuộc phỏng vấn ở xà lim với kẻ ăn thịt người ham thích trò đùa trí tuệ, những tiết lộ nửa chừng hắn chỉ dành cho kẻ nào thông minh, những cái nhìn xuyên thấu thân phận và suy tư của cô mà đôi khi cô muốn lảng tránh... Clarice Starling đã dấn thân vào cuộc điều tra án giết người lột da hàng loạt như thế, để rồi trong tiếng bức bối của chiếc đồng hồ đếm ngược về cái chết, cô phải vật lộn để chấm dứt tiếng kêu bao lâu nay vẫn đeo đẳng giấc mơ mình: tiếng kêu của bầy cừu sắp bị đem đi giết thịt.

Sự im lặng của bầy cừu hội tụ đầy đủ những yếu tố làm nên một cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh dị xuất sắc nhất: không một dấu vết lúng túng trong những chi tiết thuộc lĩnh vực chuyên môn, với các tình tiết giật gân, cái chết luôn lơ lửng, với cuộc so găng của những bộ óc lớn mà không có chỗ cho kẻ ngu ngốc để cuộc chơi trí tuệ trở nên dễ dàng. Bồi đắp vào cốt truyện lôi cuốn đó là cơ hội được trải nghiệm trong trí não của cả kẻ gây tội lẫn kẻ thi hành công lý, khi mỗi bên phải vật vã trong ngục tù của đau đớn để tìm kiếm, khẩn thiết và liên tục, một sự lắng dịu cho tâm hồn.

***

Thomas Harris (11/4/1940): là nhà viết kịch bản và nhà văn Mỹ, ông được biết đến với series về nhân vật Hannibal Lecter. Các tác phẩm của ông đều được dựng thành phim trong đó có Sự Im Lặng Của Bầy Cừu ( The Silence Of The Lambs ) đã đoạt 5 giải Oscar quan trọng nhất.

Các tác phẩm trong series Hannibal Lecter:
Rồng Đỏ (1981)
Sự Im Lặng Của Bầy Cừu (1988)
Hannibal (1999)
Hannibal Trả Thù (2006)

***

Nhận định:

“... xây dựng tình tiết đẹp với lối viết thông tuệ. Không tác phẩm kinh dị nào vượt được cuốn này.” - Clive Barker

“Một cuốn sách giáo khoa đúng nghĩa về nghệ thuật viết truyện kinh dị, một kiệt tác chứa xung lực đưa nó lao vụt lên đỉnh cao không một khiếm khuyết... Harris đơn giản chính là tiểu thuyết gia kinh dị xuất sắc nhất thời nay.” - The Washington Post

“Tiết điệu dồn dập... đánh thức sự tò mò... lôi cuốn.” - Chicago Tribune

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset