Chương 69

Chương 69

Tưởng như sắp chết đến nơi vì mùi thối, Langdon loạng choạng trèo lên trên chỗ có ánh sáng trên miệng hầm mộ. Anh nghe thấy nhiều giọng nói trên đó, nhưng chẳng hiểu gì cả. Biểu tượng của Illuminati trên ngực đức Hồng y giáo chủ xấu số quay cuồng trong tâm trí anh. Đất. đất. Leo lên gần đến nơi, thị lực của anh bỗng nhiên giảm hẳn, Langdon như sắp ngất. Còn hai bậc thang nữa thì anh bị trượt chân. Langdon dưới người lên, cố bám lấy bậc thang bên trên, nhưng với không đến. Anh tuột tay, và suýt nữa thì rơi xuống hầm mộ tối om. Hai cánh tay đau nhức, rồi đột nhiên Langdon thấy mình lơ lửng trong không trung, và lắc lư ngay trên miệng hầm.

Những cánh tay mạnh mẽ của hai người lính gác Thuỵ Sĩ xốc nách Langdon và kéo anh lên. Trong giây lát, anh đã nhô đầu lên trên miệng hầm và thở hổn hển. Họ kéo anh qua cái nắp hầm hình tròn, rồi đặt anh nằm ngửa trên mặt sàn cẩm thạch.

Lúc này Langdon không nhớ nổi mình đang ở đâu. Anh thấy những ngôi sao ở ngay trên đầu… những hành tinh đang quay trong quỹ đạo. Những hình bóng lờ mờ lướt qua trước mắt. Mọi người đang quát tháo. Anh cố nhổm người dậy và thấy mình đang nằm ngay dưới chân Kim tự tháp. Một giọng nói quen thuộc đang quát tháo ầm ỹ làm Langdon tỉnh táo hẳn.

Olivetti đang quát mắng Vittoria:

– Tại sao các vị không phát hiện ra chỗ này ngay từ đầu?

Vittoria đang cố gắng giải thích tình hình. Cô gái chưa nói hết câu thì ông ta đã quay sang quát tháo đám nhân viên của mình.

– Đưa đức Hồng y ra khỏi chỗ đó mau! Lục soát toàn bộ nhà thờ!

Langdon gắng sức ngồi dậy. Nhà nguyện Chigi đặc những lính gác Thuỵ Sĩ. Tấm nilông che lối vào đã bị xé toạc đì, không khí trong lành ùa vào hai lá phổi của Langdon. Các giác quan dần dần hồi phục trở lại, Langdon thấy Vittoria tiến lại bên anh, vẻ mặt như một thiên thần.

– Anh ổn chứ? – Vittoria cầm tay anh để bắt mạch. Những ngón tay dịu dàng chạm vào da thịt Langdon.

– Cảm ơn. – Lúc này thì Langdon đã ngồi được ngay ngắn. – Olivetti điên mất rồi.

Vittoria gật đầu:

– Ông ấy có quyền làm như thế. Lúc đầu chúng ta đã sai lầm mà.

– Sai lầm của tôi đấy chứ.

– Vậy thì anh hãy chuộc lỗi đi. Lần sau thì phải tóm được hắn.

Lần sau, Langdon thấy lời động viên này thật ác. Làm gì còn lần nào khác nữa! Chúng ta thua mất rồi!

Vittoria xem đồng hồ đeo tay của Langdon.

– Mickey nói rằng chúng ta còn 40 phút nữa. Anh hãy tỉnh táo lại đi để giúp tôi tìm đầu mối thứ hai.

– Tôi đã nói rồi, Vittoria, các tác phẩm điêu khắc giờ không còn nữa. Con dường ánh sáng bây giờ… – Langdon chợt bỏ dở câu nói.

Vittoria mỉm cười dịu dàng.

Đột nhiên Langdon loạng choạng đứng lên. Anh liên tục quay đầu hết vòng này đến vòng khác, chăm chú nhìn những hình vẽ và tác phẩm nghệ thuật quanh mình. Kim tự tháp, những ngôi sao, các hành tinh, hình e-lip. Đột nhiên anh nhận ra tất cả. Đây mới chính là bàn thờ khoa học đầu tiên! Đây chứ không phải điện Pantheon!

Lúc này anh mới hiểu thế nào là nhà nguyện của hội Illuminati, tinh tế hơn cung điện Pantheon trứ danh nhiều! Nhà nguyện Chigi là một góc kín đáo, đúng ra thì nó chỉ là một cái hốc tường, một công trình để tôn vinh nhà Mạnh Thường Quân vĩ đại của khoa học, và được trang trí bằng những hình tượng rất thế tục.

Thật là hoàn hảo.

Langdon đứng trước bức tường, chăm chú quan sát hình Kim tự tháp khổng lồ được khắc trên đá. Vittoria nói hoàn toàn đúng. Nếu nhà nguyện này chính là bàn thờ khoa học đầu tiên thì ở đây phải có tác phẩm điêu khắc được dùng để chỉ hướng.

Langdon chợt thấy một luồng điện xuyên khắp toàn thân, hoá ra anh vẫn còn cơ hội. Nếu dấu hiệu chỉ đường vẫn còn nguyên ở đây thì họ có thể lần theo dấu để tìm ra bàn thờ khoa học tiếp theo, và vẫn còn cơ hội tóm được hung thủ.

Vittoria đến bên Langdon:

– Tôi đã biết người nghệ sĩ vô danh của hội Illuminati là ai rồi.

Langdon quay phắt lại:

– Gì cơ?

– Giờ chúng ta chỉ việc xác định xem tác phẩm điêu khắc nào ở đây chính là…

– Gượm đã nào! Cô biết nhà điêu khắc của hội Illuminati à?

Langdon đã dành cả một thập kỷ để tìm cái tên đó.

Vittoria mỉm cười:

– Chính là Bernini. – Cô gái ngừng một lát. – Là Bernini.

Langdon biết ngay cô gái đã nhầm. Không thể nào là Bernini được. Gianlorenzo Bernini cũng là nhà điêu khắc nổi tiếng của mọi thời đại, danh tiếng của ông chỉ kém mỗi Michelangelo mà thôi. Trong suốt thế kỷ XVII, Bernini đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm hơn bất kỳ nghệ sĩ nào khác. Tiếc là họ đang tìm một nghệ sĩ khác, một người vô danh.

Vittoria nhíu mày:

– Trông anh chả có tí hào hứng nào.

– Không thể là Bernini được.

– Sao không? Bernini cũng cùng thời với Galileo. Lại cũng là một nghệ sĩ điêu khắc thiên tài.

– Ông ấy rất nổi tiếng và rất sùng đạo Cơ đốc.

– Đúng thế. Ý hệt như Galileo. – Vittoria đáp.

– Không. – Langdon tranh luận. – Chẳng giống Galileo chút nào.

Galileo là cái gai trong con mắt của Vatican. Còn Bernini lại là cục cưng của tăng đoàn. Giáo hội cưng chiều Bernini. Ông ấy còn được chọn là người phụ trách các công trình nghệ thuật cho Vatican. Thậm chí ông ấy còn sống trong khuôn viên toà thánh suốt đời cơ mà!

Một lớp vỏ bọc hoàn hảo. Chiến thuật cài người của Illuminati.

Langdon thấy bối rối.

– Vittoria này, những thành viên của Illuminati vẫn nhắc đến người nghệ sĩ của họ bằng cụm từ bậc thầy vô danh.

– Đúng thế, vô danh đối với riêng họ thôi. Anh hãy nghĩ về những bí mật của hội Tam Điểm mà xem – chỉ những thành viên cao cấp nhất mới được biết toàn bộ sự thật. Có thể là Galileo giữ bí mật về danh tính của Bernini và không cho các thành viên khác biết… vì sự an toàn của chính nghệ sĩ này. Vì thế cho nên Vatican mới không thể phát hiện ra ông ấy.

Langdon vẫn chưa tin hẳn, nhưng buộc phải thừa nhận là những lập luận của Vittoria rất có ý nghĩa. Hội Illuminati vẫn nổi tiếng về phương pháp giữ bí mật đặc biệt này, chỉ những thành viên cấp cao mới được biết toàn bộ sự thật. Đó chính là yếu lố then chốt để đảm bảo sự bí mật của cả hội… rất ít người được biết toàn bộ sự thật.

Và bởi vì Bernini là người mà hội Illuminati cài vào toà thánh cho nên mới có hình hai Kim tự tháp như thế này. – Vittoria mỉm cười Langdon quay sang ngắm hai bức điêu khắc khổng lồ và lắc đầu: Bernini là một nhà điêu khắc sùng đạo. Không có lý gì ông ấy lại khắc hai Kim tự tháp này.

Vittoria nhún vai:

– Anh hãy khẳng định điều đó với tấm biển sau lưng kia kìa.

Langdon quay sang nhìn tấm biển:

MỸ THUẬT Ở NHÀ NGUYỆN CHIGI

Kiên trúc sư là Raphael,

Những trang trí nội thất do Gianlorenzo Bernini đảm nhiệm.

Langdon đọc tấm biển hai lần, vẫn chưa cảm thấy thuyết phục.

Gianlorenzo Bernini nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc rất thánh thiện như Đức mẹ đồng trinh Mary, các thiên thần, những nhà thông thái, và các Giáo hoàng. Ông ấy tạc hai Kim tự tháp này để làm gì?

Langdon ngước lên nhìn hai bức điêu khắc cao ngất, hoàn toàn mất phương hướng. Hai Kim tự tháp, mỗi bên một cái đĩa hình e-líp sáng loáng. Trông chẳng có chút hơi hướng Thiên Chúa giáo nào. Hai Kim tự tháp, các vì sao trên trời, biểu tượng hoàng đạo. Trang trí nội thất do Gianlorenzo Bernini đảm nhiệm.

Nếu như vậy thì quả là Vittoria đã nói đúng. Tức là Bernini là nghệ sĩ vô danh của hội Illuminati, không một bàn tay nào khác liên quan đến những tác phẩm nghệ thuật trong nhà nguyện này! Langdon không thể tiếp nhận thông tin này một cách dễ dàng.

Bernini là người của hội Illuminati.

Bernini đã sáng tạo ra các biểu tượng đối xứng hai chiều của hội Illuminati.

Bernini là người đã đánh dấu con đường ánh sáng.

Langdon không nói nên lời. Có thể nào chính tại nhà nguyện bé nhỏ này, bậc thầy Bernini đã đặt tác phẩm điêu khắc chỉ ra con đường đến bàn thờ khoa học thứ hai ngay trong thành Rome?

– Bernini. Tôi không thể tưởng tượng nổi.

Nếu không phải là một nghệ sĩ lừng danh của Vatican thì ai là người có đủ tài năng để rải các tác phẩm nghệ thuật của mình khắp thành Rome mà đánh dấu con đường ánh sáng đây? Chắc chắn không thể là người không có tên tuổi rồi.

Langdon phân vân. Anh nhìn hai Kim tự tháp, băn khoăn liệu một trong hai kim tự tháp có thể là dấu hiệu để lần theo hay không. Hay là cả hai? Hai Kim tự tháp này quay về hai hướng khác nhau. Langdon nói:

– Tôi không dám khẳng định là có thể hiểu được hàm ý của chúng. Hai tác phẩm này quá giống nhau, không biết phải…

– Nhưng tôi nghĩ rằng đó không phải là thứ chúng ta cần tìm.

– Ở đây làm gì có tác phẩm điêu khắc nào khác.

Vittoria đưa tay chỉ về phía Olivetti và mấy người lính gác Thuỵ Sĩ đang đứng bên miệng hang quỷ.

Langdon đi theo hướng tay chỉ của cô gái đến bức tường ở đằng xa. Lúc đầu anh không trông thấy gì. Rồi một người lính đứng dịch đi một chút, anh thoáng nhìn thấy. Đá cầm thạch trắng. Cánh tay. Thân mình. Rồi một khuôn mặt được tạc trên đá. Nửa bị che khuất bởi hốc tường. Hai bức tượng to bằng người thật quấn chặt lấy nhau. Mạch Langdon đập rộn. Quá chú ý đến Kim tự tháp và hang quỷ, anh đã không trông thấy tác phẩm này.

Langdon băng qua căn phòng, chen qua đám lính gác Thuỵ Sĩ. Đến gần, anh nhận ra chất Bernini không thể trộn lẫn – bố cục đầy xúc cảm, khuôn mặt được chạm khắc tỉ mỉ, trang phục buông thùng xuống, trên nền đá cẩm thạch trắng, loại trắng nhất mà Vatican có thể mua được bằng tiền. Đứng nhìn hai khuôn mặt trên đá, Langdon thở dốc.

– Họ là ai? – Vittoria đã đến đứng cạnh anh, cô gái lên tiếng.

Langdon kinh ngạc.

– Habakkuk và Thiên thần, – anh nói, gần như thì thầm. Đây là một tác phẩm khá nổi tiếng của Bernini, và được nhắc đến trong một số giáo trình về lịch sử nghệ thuật. Langdon quên mất rằng nó được đặt chính tại đây.

– Habakkuk?

– Ừ. Nhà tiên tri đã tiên đoán về sự diệt vong của trái đất.

Vittoria có vẻ lo lắng:

– Theo anh đây có phải là dấu hiệu dẫn đường không?

Langdon gật đầu, vẫn chưa hết sững sờ. Chưa bao giờ anh cảm thấy một niềm tin chắc chắn hơn thế này. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của hội Illuminati. Không còn nghi ngờ gì nữa. Dù đoán rằng dấu hiệu sẽ chỉ ra bàn thờ khoa học tiếp theo, Langdon không ngờ nó lại rõ ràng đến mức này. Cả thiên thần lẫn Habakkuk đều giương thẳng cánh tay và chỉ vào trong không trung.

Langdon bất giác mỉm cười:

– Cũng không đến nỗi quá khó hiểu, phải không?

Vittoria có vẻ rất phấn khởi, nhưng không hiểu.

– Tôi cũng thấy là họ đang chỉ, nhưng hai người chỉ về hai hướng ngược nhau. Thiên thần chỉ một đằng, còn nhà tiên tri thì chỉ hướng ngược lại.

Langdon cười khùng khục. Quả thế thật. Dù cả hai bức tượng đều chỉ tay vào trong không trung, chúng chỉ những hướng hoàn toàn ngược nhau. Nhưng Langdon đã giải xong câu đố này. Chợt cảm thấy mình lại tràn đầy sinh lực, anh quay ngay ra cửa.

– Anh đi đâu đấy? – Vittoria gọi.

– Ra ngoài trời! – Langdon lại đã có thể bước đi phăm phăm. – Tôi xem bức tượng chỉ về hướng nào!

– Từ từ đã nào! Anh đã biết là phải theo chỉ dẫn của tượng nào chưa?

– Bài thơ đấy! – Langdon đáp. – Dòng cuối cùng!

Thiên thần dẫn lối trên hành trình cao cả? Cô gái ngước lên cánh tay của thiên thần. Bất chợt hai mắt Vittoria nhoà lệ:

– Lạy chúa tôi!

Thiên Thần Và Ác Quỷ

Thiên Thần Và Ác Quỷ

Score 9
Status: Completed Author:

Thiên thần và ác quỷ thu hút người đọc bởi sự uyên bác và tài dẫn truyện của Dan Brown, người đã thể hiện khả năng nắm bắt siêu hạng về các lĩnh vực khoa học và tôn giáo qua loạt tác phẩm đã được phát hành ở Việt Nam như “Mật mã Da Vinci”, “Pháo đài số”… Cuộc chiến giữa tôn giáo và khoa học ẩn hiện trong Thiên thần và ác quỷ, bắt đầu bằng cái chết của một nhà khoa học tên tuổi. Robert Langdon, giáo sư trường Đại học Harvard, được mời đến hiện trường để xác nhận biểu tượng bí hiểm mà hung thủ đã khắc lên ngực nạn nhân. Kết luận: Thủ phạm là Illuminati, một hội kín vốn đã ngừng hoạt động từ gần bốn trăm năm trước, giờ tái sinh để tiếp tục báo thù nhà thờ Thiên Chúa giáo, kẻ thù truyền kiếp của họ.

Người ta “tóm” nguồn cơn tạo ra sự bí hiểm của Thiên thần và ác quỷ trên các trang viết :”Lúc ấy, tại Rome, đâu đó giữa những bức tường của Tòa thánh Vatican là một quả bom hẹn giờ đang đếm những giây cuối cùng trước khi phô diễn sức mạnh hủy diệt. Vào những giây phút cuối cùng ấy, cùng với Vittoria Vetra - một nhà khoa học nữ người Italia vô cùng quyến rũ và bí hiểm, Langdon tìm cách giải mã những ký hiệu cổ trải khắp thành Rome để tìm ra đại bản doanh của hội Illuminati với hi vọng giải cứu cho thành phố Vatican. Họ luôn chậm chân hơn Illuminati bởi tổ chức này đã cài được nội gián vào Tòa thánh...”.

Hồi hộp, háo hức, căng thẳng là cảm nhận của bạn đọc khi dõi theo hơn 600 trang viết của Dan Brown. Dale Brown, một nhà văn khác, người từng 12 lần có sách được New York Times bình chọn là bán chạy nhất, nhận xét: “Thiên thần và ác quỷ” là địa ngục mà một cuốn sách có thể tạo ra. Nó gợi trí tò mò, sự ngờ vực và trí tưởng tượng”. Davina Morgan - Witts thì viết trên mạng BookBrower.com rằng: “Một trong số những cuốn sách hay nhất mà tôi từng đọc. “Thiên thần và ác quỷ” một phần là chuyện rùng rợn, phần là chuyện ly kỳ bí ẩn và hoàn toàn là chuyện hành động”…

(Anh Bảo - Báo HNM).

"Brown tưởng tượng ra một hành trình đầy ngoạn mục xuyên qua thành Rome. Những tình tiết, những giờ khắc đầy kinh ngạc khiến độc giả phải hồi hộp nín thở, nhất là phần kết". Pubishers Weekly.

"Những cuộc vật lộn sinh tử, những âm mưu lắt léo, tình yêu, tôn giáo, khoa học, hành động sát nhân, kỳ bí, kiến trúc, và hành động". Reviews Kirkus.

"Một cuốn tiểu thuyết với tốc độ gấp gáp và kịch tính không kém gì Clancy và Cussler. Những hành động dồn dập cuốn độc giả vào một cuộc hành trình hiểm nghèo rất đời thực. Thiên thần và Ác quỷ là một câu chuyện độc giả sẽ không thể nào quên". Midwest Book Review.

"Thật xuất sắc! Những nhân vật rất có chiều sâu... cốt truyện thật bất ngờ, kỳ thú, khác lạ, và đầy ngạc nhiên. Và phần kết thì... không thể diễn tả bằng lời". New Hampshire Sunday News.

Để lại cảm xúc của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Options

not work with dark mode
Reset